Nội dung
1. Đầu tư giá trị (Value Investing Philosophy)
Đầu tư giá trị là việc đầu tư cổ phiếu trên cơ sở giá trị của chúng, có nghĩa là nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán một cổ phiếu bằng cách nhìn vào giá trị mà cổ phiếu đó chứa đựng. Khái niệm này được dùng để phân biệt với việc mua bán cổ phiếu trên cơ sở dòng tiền hay cung cầu thị trường đối với cổ phiếu.
Nói cách khác, quyết định mua bán cổ phiếu của một nhà đầu tư giá trị được căn cứ vào giá trị nội tại (intrinsic value) mỗi cổ phiếu. Nếu giá thị trường (market value) thấp hơn intrinsic value, nhà đầu tư giá trị sẽ mua vào khi mức độ thấp đủ hấp dẫn. Mức độ đủ thấp của giá cổ phiếu tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư (và mức độ chênh lệch này gọi là một khoảng ‘Biên an toàn’ – Safety Margin). Sau đó, khi market value tăng lên bằng hoặc cao hơn intrinsic value một mức độ đủ lớn, thì nhà đầu tư giá trị quyết định bán ra hoặc tiếp tục nắm giữ.
Chiến lược này thường phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng đánh giá cổ phiếu, có kiến thức chuyên môn sâu để có thể định giá chính xác giá trị thật của cổ phiếu.
Warren Buffet là nhà đầu tư nổi tiếng đi theo trường phái đầu tư giá trị. Warren Buffet từng chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi, mỗi khi cổ phiếu rớt giá tôi rất thích, vì khi đó tôi có thể mua được cổ phiếu tốt với giá rẻ”.
2. Fundamental Investing Philosophy – Đầu tư cơ bản
Đây là trường phái đầu tư dựa vào giá trị nội tại của phiếu thông qua phân tích các chỉ số tài chính và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Nhà đầu tư định giá cổ phiếu thông qua các yếu tố định lượng và định tính.
Doanh nghiệp được đánh giá là có “sức khỏe tài chính” khỏe mạnh đồng nghĩa với sự ổn định về doanh thu, lợi nhuận, tài sản… Những yếu tố này được các nhà đầu tư phân tích và ước tính được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đến đâu và quyết định có nên đầu tư vào hay không.
- Định lượng là tập trung phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính của công ty. Ví dụ như bảng cân đối kế toán, các cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Định tính là phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Chúng bao gồm:
- Phân tích vĩ mô: chính sách của chính phủ, GDP, lãi suất, tỷ giá, lạm phát.
- Phân tích ngành: Tình hình cung/cầu sản phẩm trong ngành, tiềm năng gia nhập ngành, sức mạnh người mua,…
- Phân tích doanh nghiệp: Xác định mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, và các rủi ro.
Nhà đầu tư sẽ mua vào cổ phiếu khi nhận thấy các yếu tố “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp đủ tốt. Khác với trường phái đầu tư giá trị (chỉ quan tâm đến giá trị thực của cổ phiếu), nhà đầu tư thuộc trường phái đầu tư cơ bản thường lựa chọn những doanh nghiệp tốt theo các tiêu chí đánh giá riêng.
3. Trường phái đầu tư tăng trưởng (Growth Investing Philosophy)
Đầu tư tăng trưởng là sự kết hợp giữa trường phái đầu tư giá trị với những đánh giá xu hướng giá cổ phiếu. Nó có quan điểm tương tự như đầu tư giá trị, nhưng nhà đầu tư theo phong cách này lại tập trung vào cổ phiếu có P/E cao hơn so với những cổ phiếu tương quan. Phần lớn họ làm vậy vì kỳ vọng tốc độ tăng trưởng mạnh của cổ phiếu sẽ giúp đưa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong tương lai – cao hơn giá mua cổ phiếu lúc này.
Có 3 loại chiến lược đầu tư tăng trưởng:
- Chiến lược đầu tư tăng trưởng thụ động (Passive Growth Investing)
- Chiến lược đầu tư tăng trưởng – công ty vốn hoá nhỏ (Small Cap Investing)
- Chiến lược đầu tư tăng trưởng – đối nghịch (Activist Growth Investing)
Các nhà đầu tư đi theo xu hướng đầu tư tăng trưởng sẽ tập trung vào những công ty vừa và nhỏ có mức thu nhập dự kiến tăng trên trung bình so với mặt bằng chung thị trường. Đây được đánh giá là hình thức đầu tư khá hấp dẫn. Nếu như các công ty có mức tăng lợi nhuận như dự kiến, giá cổ phiếu thường sẽ tăng rất mạnh. Tuy nhiên, trường phái này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu những doanh nghiệp nhỏ ấy làm ăn thua lỗ, khi đó giá cổ phiếu sẽ giảm không phanh.
4. Trường phái đầu tư kỹ thuật ( Technical Analysis Philosophy)
Phân tích kỹ thuật là hình thức đầu tư chứng khoán dựa trên những chỉ báo kỹ thuật hay những biểu đồ để ra quyết định đầu tư. Các biểu đồ và chỉ báo này thường được tính toán dựa trên 2 yếu tố cơ bản là giá và khối lượng giao dịch. Các chỉ báo được tính toán với mục đích giải thích mối quan hệ về sức mạnh của bên bán (nguồn cung cổ phiếu) và sức mạnh của bên mua (nguồn cầu cổ phiếu). Và mối quan hệ cung cầu này tác động đến giá cổ phiếu.
Hiện nay có một số trường phái phân tích kỹ thuật phổ biến trên thị trường như sau:
Trường phái theo lý thuyết Dow và sóng Elliott
Trường phái này tập trung phân tích các sóng và tìm điểm vào lệnh trong các sóng đẩy cũng như chốt lời khi giá đạt điểm tới hạn của sóng.
Ngược lại, họ người né tránh những đợt sóng hiệu chỉnh và vào lệnh khi xác nhận hoàn thành sóng hiệu chỉnh.
Trường phái giao dịch theo Ichimoku
Trường phái này sư dụng độc lập công cụ Ichimoku trong giao dịch, để xác định thời gian và mục tiêu giá cho các giao dịch.
Công cụ này sử dụng các đám mây Khumo, cùng như các đường Tenkan hay Kijun như các đường hỗ trợ và kháng cự, cũng như xác nhận mức độ mạnh yếu của một xu hướng giá, từ đó xác định điểm vào lệnh vào thời gian chốt lời.
Trường phái giao dịch theo các đường trung bình (SMA, WMA và EMA)
Nhìn chung trường phái này sử dụng các đường trung bình (MA, WMA hoặc EMA) để xác nhận hỗ trợ và kháng cự trong quá trình giao dịch. Họ có thể kết hợp với một vài tín hiệu như RSI, MACD… để đạt hiệu quả tối ưu.
Trường phái này thường giao dịch theo sau xu hướng, họ chờ khi các tín hiệu xác nhận phá vỡ mới vào lệnh, cụ thể như các đường MA ngắn hạn cắt lên đường MA dài hạn, hay đường giá cắt lên các đường MA…
Trường phái giao dịch theo các mẫu hình
Trường phái này tập trung vào nghiên cứu các mẫu hình giá có độ chính xác cao như flag, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, cánh bướm, tam giác, hình hộp, nền phẳng, zig zag, ….để đưa ra dự báo cho mục tiêu giá.
Họ thường kết hợp đo theo Fibonancci hay kết hợp với khối lượng để tìm thêm sự chắc chắn.
Trường phái giao dịch theo đường hỗ trợ, kháng cự hay xu hướng
Cũng dựa trên nền tảng giao dịch theo sau xu hướng, họ thường chờ các điểm xác nhận để vào lệnh và tuân thủ theo các đường xu hướng, chỉ hành động bán khi giá phá vỡ đường xu hướng theo chiều ngược lại.
Trường phái này có kết hợp thêm các chỉ báo khác để tăng them tính tin cậy như RSI, MACD, khối lượng….
Ngoài ra còn có các trường phái khác nhưng ít tín đồ hơn như GANN, Bollinger Band….
Trên đây là 4 trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến nhất ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư có thể chọn trường phái nào phù hợp nhất với bản thân hoặc chọn kết hợp nhiều trường phái khác nhau để có được chiến lược đầu tư tốt nhất.