Kiến thức cơ bản nhất về đường MA

Đường MA (hay Moving Average) là đường trung bình động – công cụ trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được tạo ra bằng cách làm phẳng biến động giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Quan sát đường MA, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

Đường MA là gì?

Đường trung bình MA- Moving Average gọi là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đường MA là phương tiện rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua.Nhờ đó, nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu mua-bán.

Các đường trung bình MA đang được sử dụng phổ biến

  • Đường SMA (hay Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản  được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
  • Đường EMA (hay Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu bất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
  • Đường WMA (hay Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính, nó sẽ chú trọng các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.

Các đường trung bình SMA phổ biến:

  • Đường MA dùng trong dài hạn: SMA(100); SMA(200)
  • Đường MA dùng trong trung hạn: SMA(50)
  • Đường MA dùng trong ngắn hạn: SMA(10), SMA(14), SMA(20)

Một vài cách dùng MA :

1) Sử dụng như 1 đường hỗ trợ hoặc kháng cự

VD nếu trend tăng

Kiến thức cơ bản nhất về đường MA
Đường MA trong xu hướng tăng (hình fireant)

Lúc này MA đóng vai trò cản giá rơi xuống. Không phải vào lệnh 1 cách đơn giản là chờ giá hồi về MA mà phải chờ tín hiệu cho thấy giá ko xuyên lủng MA dc. Có thể áp dụng các mô hình nến như Engulfing hoặc Pin bar để vào lệnh.

Tương tự cho trend giảm, khi MA không cho giá tăng vượt qua.

Kiến thức cơ bản nhất về đường MA
Đường MA trong xu hướng giảm (hình fireant)

 

2) Đường giá cắt MA

Chiêu này thường được sử dụng để vào lệnh sau khi đã phân tích xu hướng. Đơn giản chỉ là giá cắt MA thì vào lệnh. Để xác định khi nào thì giá cắt thì có thể dùng giá Close của nến vừa đóng hoặc sử dụng độ lớn của vết cắt (nghĩa là nếu cắt sâu vào 2% trở lên thì vào lệnh mà không quan tâm nến có đóng cửa hay không).

Kiến thức cơ bản nhất về đường MA
Đường giá cắt MA (hình fireant)

Chiêu này không thể sài 1 mình được vì giá sẽ cắt lên cắt xuống MA liên tục. Tài khoản sẽ mất máu dần mà chết.  

3) MA nhanh cắt MA chậm

Nếu ở chiêu số 2 ta dùng đường giá để cắt MA thì ở chiêu này ta tạo thêm 1 đường MA nữa có chu kỳ ngắn hơn.

Kiến thức cơ bản nhất về đường MA
MA nhanh cắt MA chậm (hình fireant)

VD ta dùng MA50 làm đường MA chậm và MA20 làm MA nhanh. Khi MA nhanh cắt MA chậm thì vào lệnh. Xác nhận cắt bằng nến đóng hoặc độ sâu vết cắt như ở chiêu số 2.

Chiêu này trong 1 số trường hợp có thể sử dụng riêng dc chứ không nhiễu như chiêu số 2. Nhưng để nâng cao hiệu quả thì nên kết hợp với 1 chiến thuật phân tích khác rồi mới dùng chiêu này để vào lệnh.

Xem thêm: Chiến lược giao dịch đường trung bình động 

 

 

You cannot copy content of this page