Philip Bradley Town là một nhà đầu tư người Mỹ, một diễn giả về động lực và là tác giả của hai cuốn sách về đầu tư tài chính từng là sách bán chạy nhất của New York Times. Trong giới tinh hoa đầu tư, không ai không biết đến cái tên “Phil Town” – một con người xuất phát điểm từ một hướng dẫn viên du lịch trên sông đến nhà đầu tư huyền thoại với khối tài sản triệu đô chỉ trong 05 năm. Bí quyết thành công của ông gói gọn trong “4 chữ M” – Meaning, Moat, Management và Margin of Safety, hay còn gọi tiêu chí 4M trong việc đánh giá và lựa chọn cổ phiếu tốt để đầu tư.
Nội dung
Tiểu sử và cuộc đời của Phil Town
Phil Town sinh ngày 21/09/1948 tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Từ thuở nhỏ, Phil Town không được cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi để học tập như các bạn cùng tuổi. Trong một lần tuyển nghĩa vụ quân sự thời gian dài, Phil Town làm phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ suốt 4 năm, đặc biệt ông từng tham gia quân sự trong thời kỳ chiến tranh giữa Hoa Kỳ – Việt Nam.
Sau khi đi lính về, Phil Town đã chọn công việc hướng dẫn viên du lịch trên sông để kiếm sống. Tuy nhiên, cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió khi phải thi đến 4 lần mới đỗ vào Trường Đại học California, San Diego, ngành Triết học và thậm chí sau 06 năm ròng rã bươn chải, ông mới tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Cái duyên của Phil Town đến với chứng khoán khi ông cứu mạng một vị khách du lịch gặp nạn. Cảm động trước sự dũng cảm của Phil, vị khách lạ mặt (một nhà đầu tư nổi tiếng lúc bấy giờ) đã tình nguyện hướng dẫn ông từng bước vào thị trường chứng khoán từ cách đầu tư, phân tích và lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán cực kỳ phức tạp, nhiều rủi ro và đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có những nguyên tắc đúng đắn để tránh thua lỗ và đạt lợi nhuận cao nhất. Vậy với Phil Town – một nhà đầu tư tự thân, ông đã làm thế nào để khôn ngoan và sáng suốt trước thị trường đầy cám dỗ này.
Câu trả lời nằm ở 01 nguyên tắc nòng cốt mà Phil luôn mang trong người:
“Quy tắc số 1: Đừng để mất tiền. Mà để không mất tiền, thì hãy mua một công ty tuyệt vời với giá cả hấp dẫn”
Đây là nguyên tắc đúc kết lại toàn bộ quyển sách “Rule #1 – Quy tắc số 1” của ông dưới góc nhìn về đầu tư giá trị rất thiết thực trên thị trường chứng khoán mọi thời đại. Phương pháp này đã giúp Warren Buffet thành công với hơn 50 năm tại Bershire Hathaway, giúp F.Templeton trở thành nhà nhà đầu tư triệu phú vĩ đại, giúp Chris Davis đánh bại thị trường và xuất sắc dành vị trí nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất thế giới.
Không thể phủ nhận, dù đã thế kỷ 21 nhưng sự đúng đắn của nguyên tắc này luôn tồn tại xuyên suốt qua biết bao tình hình biến động kinh tế và thị trường. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc này vào thực chiến thì không hề dễ dàng bởi vì:
(1) Chỉ có 5% số doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một doanh nghiệp tuyệt vời.
(2) Đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao.
(3) Kiên nhẫn, chờ đợi “quả ngọt” của một công ty tuyệt vời có thể lên đến 10 – 20 năm.
Chính vì thế, để giúp các nhà đầu tư tìm kiếm một cổ phiếu tuyệt vời với giá hấp dẫn, Phil Town đã thiết lập một bộ tiêu chí chọn lọc cổ phiếu theo 4 chữ cái Meaning, Moat, Management và Margin of Safety. Với đặc trưng của phương pháp này là đơn giản, dễ hiểu và dễ vận dụng nhằm giúp bất kỳ nhà đầu tư nào đều có thể áp dụng được.
Bộ tiêu chí 4M huyền thoại của triệu phú Phil Town
Thừa hưởng phương pháp đầu tư của Graham và Buffett, ông đã tạo ra tiêu chí 4M dựa trên 4 góc độ tối quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp. Phil Town cho rằng một doanh nghiệp thỏa mãn 4 tiêu chí này là một doanh nghiệp tuyệt vời, đáng để đầu tư. Trong đó, 4M là từ viết tắt của các tiêu chí sau:
- Meaning
- Moat
- Management
- Margin-of-safety
1. Meaning – Đầu tư vào những doanh nghiệp bạn am hiểu
Việc một doanh nghiệp thế nào được coi là dễ hiểu còn phụ thuộc vào kiến thức và khả năng hiểu biết của bạn trong một vài lĩnh vực nhất định. Bạn càng hiểu sâu về một lĩnh vực nào thì bạn càng dễ hình dung ra môi trường kinh doanh cũng như những đặc thù của ngành nghề đó, từ đó đưa ra những dự đoán tăng trưởng trong tương lai. Sự am hiểu cũng giúp bạn tìm ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt có thể trở thành khoản đầu tư tiềm năng.
Trong phương pháp 4M, Phil Town đã đưa ra ba vòng tròn giúp các nhà đầu tư có thể tìm thấy lĩnh vực mà mình am hiểu nhất, bao gồm:
- Đam mê: Cái bạn thực sự thích và sẵn sàng dành hàng giờ liền để tìm hiểu về nó.
- Tài năng: Cái bạn làm giỏi nhất.
- Tiền bạc: Cái giúp bạn kiếm được tiền hoặc chi tiền cho chúng.
Những nhà đầu tư am hiểu một lĩnh vực nhất định, có ý nghĩa cực kỳ quyết định đến việc đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty tuyệt vời với độ bền vững cao. Trái lại, trên thị trường nhiều nhà đầu tư quá tự tin vào khả năng am hiểu ngành khi chỉ đọc qua các bài viết, bài báo trên phương tiện truyền thông, nên rất dễ thua lỗ khi đầu tư.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn ở nông thôn am hiểu ngành nông nghiệp thì không thể bỏ qua HNG, SBT, SLS. Nếu bạn có chuyên môn về kỹ thuật phân tích, kinh nghiệm tài chính thì VCB, TCB, ACB luôn là lựa chọn hàng đầu. Còn rất nhiều sự lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào năng lực hiểu biết từng nhà đầu tư. Do đó, hãy đầu tư vào thứ mình hiểu trước khi xuống tiền nhé.
2. Moat – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có bền vững không?
Moat được định nghịa là “con hào kinh tế” – một hình ảnh ẩn dụ của ngày Buffett về lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp giúp bảo vệ họ trước môi trường lạm phát và đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là một giá trị vô hình mà không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nhìn nhận dễ dàng được. Phil Town đã giúp chúng ta nhận biết lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp qua 5 yếu tố định tính và 5 yêu tố định lượng gồm:
Một số ví dụ về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Lợi thế về quy mô vượt trội. MWG nhập trực tiếp từ nhà sản xuất nên hưởng chiết khấu lớn, cộng với độ phủ mạng lưới phân phối giúp MWG tối ưu hóa khẩu trung gian vận chuyển. So với FRT hoặc DGW, biên lãi MWG luôn ở mức cao hơn và duy trì 15%/năm.
- Lợi thế về thương hiệu: PNJ đạt lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu mạnh mẽ, tự chủ khâu chế tác trang sức và chiến lược marketing mạnh mẽ cùng độ phủ thương hiệu cao.
3. Management – Đầu từ vào ban lãnh đạo tốt
Chữ M thứ ba dành cho Ban lãnh đạo. Giống như thuyền trưởng của một con thuyền. công ty chỉ có thể đi đúng hướng và phát triển vượt trội khi có một ban lãnh đạo đủ tâm và tầm. Trước khi đầu tư vào một công ty, bạn cần đảm bảo rằng công ty được dẫn dắt bởi những người có năng lực và sự chính trực. Đã có quá nhiều công ty trên thị trường bị chìm nghỉm do không trung thực hoặc quản lý kém.
Làm thế nào để bạn biết nếu một công ty có quản lý tốt? Hãy dành thời gian để nghiên cứu những người đang lãnh đạo một công ty và đảm bảo rằng họ có một lịch sử lãnh đạo chính trực và thành công với các quyết định trước của họ. Một cách tốt để nghiên cứu các khoản đầu tư vào cổ phiếu của bạn là đọc các báo cáo tại đại hội cổ đông, các bản tin, báo cáo quý và báo cáo thường niên do ban giám đốc công bố.
Phil Town chỉ ra 5 dấu hiệu của một ban điều hành tồi như sau:
- Xem xét xem liệu tiền lương của họ có tăng lên theo quy mô tài sản của công ty hay không? Nếu lương của ban điều hành tăng theo quy mô tài sản công ty, đồng thời nợ tăng trong khi thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) lại giảm thì chứng tỏ đó là ban điều hành tồi. Một CEO tốt là lương của anh ta không tăng theo bảng cân đối kế toán của công ty.
- Ban điều hành chỉ đầu tư phần nhỏ tài sản của họ vào cổ phiếu công ty. Điều này chứng tỏ ban điều hành có ít niềm tin với công ty.
- CEO công ty bán cổ phiếu công ty nhưng vẫn nói cổ phiếu đang bị định giá thấp, điều này là dấu hiệu để bạn tránh xa công ty đó.
- Đọc kỹ thư của CEO gửi cổ đông xem nó có vẻ giống như một bản chào hàng không. Nếu CEO đang cố chào hàng để “đánh bóng” cổ phiếu nhằm phục vụ cho lợi ích của họ thì bạn nên cẩn trọng. Một người CEO tốt sẽ viết thư cho cổ đông hàng năm và kể cho họ những sự kiện về công ty để cổ đông có thể căn cứ vào đó tự đánh giá cổ phiếu công ty. Bạn hãy xem thư Warren Buffett viết cho cổ đông của Berkshire Hathaway để thấy một bức thư của CEO tốt là như thế nào nhé.
- CEO quá tập trung vào lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) mà lờ đi dòng tiền tự do và thu nhập ròng của doanh nghiệp. Khi nói đến việc phân tích hiệu quả hoạt động của một công ty dựa trên giá trị của chính nó, một số nhà phân tích xem dòng tiền tự do là một thước đo tốt hơn EBITDA vì dòng tiền tự do là mức thu nhập thực sự có sẵn cho một công ty sau khi đã trừ lãi suất, thuế và các nghĩa vụ khác, trong khi EBITDA thể hiện thu nhập của công ty trước khi tính đến các chi phí thiết yếu như trả lãi, trả thuế, khấu hao và không tính đến chi phí vốn, là chi phí quan trọng tạo ra dòng tiền mặt cho một doanh nghiệp. Một CEO tốt sẽ tập trung báo cáo đầy đủ bức tranh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả dòng tiền tự do và thu nhập ròng thay vì chỉ đưa ra con số về EBITDA nhằm phản ánh giá trị doanh nghiệp một cách chân thực hơn.
4. Margin-of-safety – Hãy đặt biên độ an toàn khi đầu tư
Phil Town cho rằng thời điểm thích hợp nhất để đầu tư là lúc giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực từ 25- 50%. Ông cũng đặt ra 2 tiêu chí định giá giúp nhà đầu tư sớm tìm được những doanh nghiệp tốt và mua vào với mức giá phải chăng:
P/E – Thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp
Đây là phương pháp khá phổ biến và hiệu quả bậc nhất. Một khoản đầu tư được cho là hời khi một doanh nghiệp tốt nhưng P/E ở mức thấp hơn P/E chung của thị trường hoặc trung bình ngành.
PEG
Đây là tỷ số giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cổ phiếu không bị cho là định giá cao nếu P/E thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (3 năm gần nhất). Giá cổ phiếu đủ hấp dẫn khi PEG có giá trị dưới 1.
Ưu và nhược điểm của đầu tư theo phương pháp 4M
Dù là phương pháp nào cũng đều có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau, chỉ khi nắm rõ chúng bạn mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của chúng.
Ưu điểm
Những yếu tố của phương pháp 4M vô cùng dễ hiểu và cụ thể, dễ dàng tiếp cận đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Phương pháp 4M phản ánh bốn khía cạnh cơ bản nhất của một doanh nghiệp cũng như cung cấp một quy trình đánh giá để tìm ra cổ phiếu tốt: Tìm doanh nghiệp bạn am hiểu – Xác định lợi thế cạnh tranh – Đánh giá đội ngũ quản lý – Lựa chọn điểm mua phù hợp.
Không chỉ cụ thể trong từng chữ “M” mà các hướng dẫn của Phil Town đều có những chỉ tiêu định tính giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định và thực hiện. Ví dụ như ba vòng tròn để xác định tiêu chí Meaning hay việc phân loại năm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì nhược điểm của phương pháp 4M nằm ở việc định giá doanh nghiệp chỉ nhờ vào P/E và hệ số tăng trưởng của doanh nghiệp là quá đơn giản dễ gây ra những lầm tưởng sai lệch. Điều này khiến nhà đầu tư sẽ rất dễ đánh đồng tất cả các công ty có lợi thế cạnh tranh sẽ cùng nhận được một mức định giá P/E như nhau.
Sự hiểu nhầm này có thể gây ra những thiệt hại lớn bởi với mỗi doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh, tỷ suất sinh lời và khả năng tăng trưởng khác nhau, từ đó mà thị trường cũng linh động thay đổi mốc định giá của chúng cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Phương pháp lọc cổ phiếu theo tiêu chí 4M của Phil Town luôn được giới chuyên gia đánh giá cao, phù hợp với mọi đối tượng nhà đầu tư và được áp dụng hiệu quả với hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể lấy tiêu chí 4M làm kim chỉ nam trong hoạt động đầu tư của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.