Nội dung
Cập nhật tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Vincom Retail
Quý IV/2022, CTCP Vincom Retail (mã: VRE) đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 2.084 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại ghi nhận doanh thu 1.906 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2021.
--> VRE ghi nhận 791 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong Quý IV, tăng hơn 549% so với cùng kỳ năm trước.
Cả năm 2022, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận sau thuế ở mức 37% doanh thu.
Kỳ vọng gì ở cổ phiếu VRE năm 2023
Kỳ vọng lợi nhuận mảng cho thuê bán lẻ sẽ tăng trưởng tích cực vào năm 2023, chủ yếu từ dự báo về gói hỗ trợ thấp hơn so với năm trước. VRE đã hỗ trợ gói trị giá 464 tỷ đồng cho các khách thuê trong quý 1/2022 nhưng không đáng kể trong quý 2/2022 và quý 3/2022. Có thể sẽ không có gói hỗ trợ COVID-19 lớn nào trong năm 2023 nhưng dự báo sẽ có các chi phí liên quan đến:
(1) hoạt động marketing và sự kiện trong các kỳ lễ hội cũng như
(2) hỗ trợ cho một số khách thuê tại các trung tâm thương mại tại các khu vực ngoài trung tâm chưa phục hồi nhanh chóng sau 2 năm COVID-19.
Kỳ vọng VRE sẽ khai trương các trung tâm thương mại mới vào năm 2023, điều này sẽ tái khẳng định vị thế của công ty là chủ đầu tư TTTM với vị thế dẫn đầu ngành. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu khai trương 6 TTTM mới bao gồm 2 TTTM VMM (diện tích ~46.000 m2 tại Grand Park và ~66.000 m2 tại The Empire – dự kiến lần lượt khai trương vào tháng 7 và tháng 12/2023) và 4 TTTM VCP (tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên Phủ và Đông Hà).
Với vị thế là công ty hàng đầu trong ngành, VRE sẽ được hưởng lợi từ tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam thông qua các lợi thế cạnh tranh của công ty bao gồm vị trí đắc địa, quy mô toàn quốc và khả năng tiếp cận quỹ đất lớn nhất Việt Nam.
(Theo Research VCSC)
Nhận định VRE giai đoạn hiện tại
Về PTKT:
Trong 2 năm qua cổ phiếu VRE chủ yếu đi ngang trong vùng giá từ 25,000 – 35,000/cp. Chiến lược hợp lý nhất cho nhà đầu tư dài hạn là mua biên dưới kênh giá (tức là càng gần vùng 25,000/cp càng tốt) và bán khi giá càng gần biên trên kênh giá càng tốt.
Trong ngắn hạn đường MA 20 ứng với vùng giá 28,000 sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VRE, cổ đông lướt sóng VRE có thể mua quanh vùng giá này với kỳ vọng giá hướng lên vùng 35,000.
Về định giá:
Ở vùng giá 30,000/cp VRE đang giao dịch tại mức P/E 25 lần đây là mức định giá không quá hấp dẫn nếu so với các cổ phiếu cùng ngành hoặc so với chính VRE trong quá khứ.
Trong bối cảnh thị trường hiện tại chiến lược canh mua vùng giá thấp sẽ hợp lý hơn với cổ phiếu này.
———————————————
Xem thêm: Cập nhật cổ phiếu DRC – ngày 30/01/2023: CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE)
Xem các bài viết mới cùng chủ đề tại: Nhận định cổ phiếu
Tuyên bố miễn trừ: Các nhận định trong bài viết được nêu dưới góc nhìn chủ quan của tác giả, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc. Nhadautu79 sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp nào đối với các thiệt hại khi sử dụng nội dung trong bài viết.