Báo cáo cập nhật cổ phiếu HSG ngày 13/03/2023

Cập nhật tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I NĐTC 2022-2023 (từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/12/2022) HSG ghi nhận 160 tỷ đồng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của, tăng đáng kể so với mức -231 tỷ đồng ở quý IV NĐTC 2021-2022.

Hàng tồn kho của HSG giảm mạnh hơn 1.400 tỷ đồng trong quý I.  dư nợ vay ngân hàng giảm gần 1.500 tỷ đồng kéo theo chi phí lãi vay giảm hơn 25 tỷ đồng trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng cao, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp.
Lũy kế, Doanh thu của Hoa Sen ghi nhận trong niên độ tài chính 2021-2022 đạt 49.710,6 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ở mức 251,32 tỷ đồng, tức giảm 94,2% so với cùng kỳ.
Như vậy, lợi nhuận niên độ tài chính 2021-2022 của Hoa Sen ghi nhận thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Thông tin cập nhật

(Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính 2022-2023)

Với khó khăn dự kiến kéo dài trong năm 2023, thậm chí hết năm 2024, Hoa Sen cho biết sẽ tập trung vào củng cố sâu sát, phát huy lợi thế cạnh tranh nhằm tăng cường sản xuất; mở rộng hệ thống Hoa Sen Home; tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo đúng lộ trình…

Trong bối cảnh xuất khẩu thép vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, cùng thử thách từ chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ giá tăng… Hoa Sen lên 2 kịch bản kinh doanh như sau:

Thứ nhất, kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn.

Thứ hai, doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm 1,5 triệu tấn.

Tình hình tài chính lành mạnh

Dư nợ hiện tại khoảng 3.200 tỷ đồng, tương ứng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu khoảng 0,3 đến 0,4, thấp hơn nhiều trung bình thị trường ở giai đoạn bình thường là 2 đến 3 lần.

Về cơ cấu nợ, nợ trung và dài hạn của Hoa Sen đã về 0. Ngoài ra, hiện tại 10 nhà máy trong cả nước của Hoa Sen là không sử dụng nợ vay, toàn bộ vốn đầu tư còn lại là vốn chủ sở hữu.

Hiện Hoa Sen không phải đầu tư mới, chủ yếu là chi phí đại tu, bảo dưỡng …, những chi phí này nằm trong giá thành sản phẩm và không đáng kể.
4 năm nữa khấu hao bằng 0 ở tất cả nhà máy. Hoa Sen vẫn kiếm tiền 20-30 năm nữa, với lợi thế tạo ra từ thương hiệu, mã HSG vẫn còn sống khỏe và kiếm tiền dài dài cho cổ đông.

Lên kế niêm yết thêm hai công ty lên sàn

Định hướng năm nay, Hoa Sen sẽ tập trung vào thị trường nội địa, song song tiếp tục phát triển Hoa Sen Home – hệ thống siêu thị chuyên phân phối vật liệu xây dựng và nội thất.
Hoa Sen cũng dự kiến IPO mảng nhựa vào năm 2024-2026:
  • Tại thời điểm đầu năm 2023, Hoa Sen đang sở hữu 112 cửa hàng Hoa Sen Home. Trong đó, doanh số trung bình 3 tỷ đồng/tháng/cửa hàng đối với mô hình cửa hàng nhỏ, 7 đến 10 tỷ đồng/tháng/cửa hàng đối với mô hình cửa hàng lớn.
  • Đối với mảng kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng và nội thất, Hoa Sen tiếp tục mở rộng, củng cố hiệu quả kinh doanh của hệ thống Hoa Sen Home. Đồng thời, nghiên cứu, chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cần thiết để thành lập CTCP Phân phối VLXD – Nội thất Hoa Sen (CTCP Hoa Sen Home).
  • Đối với mảng nhựa, hiện tại thị phần của Hoa Sen đang là thứ 3, sau Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong. Trong năm 2023, công ty dự kiến sẽ có lãi khoảng 100 tỷ đồng.

Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất 

( Theo Research SSI)

“Chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng tăng nhẹ 5% đạt 263 tỷ đồng trong năm 2023, với sản lượng tiêu thụ giảm 16,6% so với cùng kỳ đạt 1,5 triệu tấn do kênh xuất khẩu giảm 35% so với cùng kỳ. Giá bán bình quân của công ty giả định giảm 18% so với mức giảm 23% giá bình quân của HRC (từ mức nền cao trong nửa đầu năm 2022).

Sản lượng tiêu thụ thép tăng trở lại từ mức nền thấp trong quý 3: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép dẹt (bao gồm thép ống và tôn mạ) toàn ngành tăng 6% so với quý trước nhờ xuất khẩu tăng 26%.

Tuy nhiên, so với Q4.2021, kết quả trong Q4.2022 vẫn giảm đáng kể -25% so với cùng kỳ, với sản lượng xuất khẩu giảm 47% và sản lượng tiêu thụ trong nước giảm 5% so với cùng kỳ đạt lần lượt là 507 nghìn tấn và 1 triệu tấn.

Sản lượng tiêu thụ có thể giảm trong năm 2023 do xuất khẩu giảm: Trong tháng 1/2023, tổng lượng tiêu thụ thép dẹt thành phẩm giảm 28% so với cùng kỳ.

Trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 5% do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thì kênh xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể -50% so với cùng kỳ.

Trong khi mức tiêu thụ nội địa được phân bổ đồng đều trong năm trước, thì kênh xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 có mức nền cao (với sản lượng tiêu thụ cao hơn 57% so với nửa cuối năm 2022) do gián đoạn nguồn cung do xung đột giữa Nga – Ukraine và tác động tiêu cực từ nhu cầu thế giới vào cuối năm.

Trong ngắn hạn, sản lượng xuất khẩu có thể cải thiện nhờ nhu cầu từ một số thị trường xuất khẩu như Mỹ tăng lên, do chênh lệch giá giữa các nước phát triển và thị trường Trung Quốc mở rộng trong thời gian qua.”

Cập nhật PTKT cổ phiếu HSG

cập nhật cổ phiếu HSG ngày 13/03/2023
Đồ thị PTKT HSG (nguồn Tradingview)

Cổ phiếu HSG vẫn đang trong xu hướng tăng ngắn hạn từ tháng 11/2022 đến nay. Hiện HSG đang tiệm cận biên dưới trend tăng.

Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng HSG sẽ hướng đến vùng 20,000/cp là kháng cự gần nhất.

Trong trường hợp ngược lại vùng giá quanh 12,000/cp sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

————————————–

Xem thêm: Báo cáo cập nhật cổ phiếu CTG ngày 10/03/2023

Xem các bài viết mới cùng chủ đề tại: Nhận định cổ phiếu

 

 

Tuyên bố miễn trừ: Các nhận định trong bài viết được nêu dưới góc nhìn chủ quan của tác giả, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc. Nhadautu79 sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp nào đối với các thiệt hại khi sử dụng nội dung trong bài viết. 

You cannot copy content of this page