Chỉ báo Bollinger bands (hay còn gọi là dải Bollinger) là một chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi John Bollinger vào những năm 1980. Chúng được tạo ra để tạo thành một phạm vi giao dịch trực quan được định lượng, thích ứng với sự biến động.
Nội dung
Ý nghĩa của Bollinger bands
“Các dải bollinger được sử dụng như một thước đo của xu hướng trung tâm giựa trên những giao động trung bình. Các đường cong được vẽ trong và xung quanh cấu trúc giá bao gồm đường trung bình đông (dải giữa), dải trên và dải dưới. Chúng trả lời cho câu hỏi giá hiện đang cao hay thấp trên cơ sở tương đối. Dải bollinger hoạt động tốt nhất khi dải giữa được chọn để phản ánh đúng xu hướng trung hạn”. – John Bollinger”.
Cấu tạo
Dải bollinger bao gồm một dải giữa với hai dải bên ngoài.
Dải giữa thường là một đường trung bình di chuyển đơn giản, thường là trung bình 20 phiên.
Các dải bên ngoài thường có độ lệch chuẩn là 2 so vơi dải giữa.
Sử dụng chỉ báo Bollinger bands như thế nào?
Dải Bollinger là một công cụ giao dịch kỹ thuật phổ biến cho tất cả các thị trường và khung thời gian giao dịch. Chỉ báo này được thiết kế để biết được khi nào giá đang cao hay thấp trên cơ sở tương đối cho biểu đồ. Nếu giá cao thì năm ở dải phía trên và nếu giá thấp thì nằm ở dải phía dưới. Các dải bollinger cũng mở rộng khi biến động giá tăng lên và co lại khi biến động giá giảm.
Việc di chuyển giá lên dải phía trên cho thấy sức mạnh giá, trong khi giá di chuyển sang dải dưới cho thấy sự suy yếu. Trong phạm vi thị trường bình thường phạm vi giá sẽ ở trong giới hạn các dải bollingger.
Trong xu hướng giá tăng mạnh giá sẽ lên trên dải cao hơn, trong khi xu hướng giảm mạnh giá sẽ thấp hơn dải dưới. Ở các thị trường đi ngang giá sẽ quay lại đường trung bình động 20 phiên từ dải trên và dải dưới.
Có đến 88-89% hành động giá ở trong dải Bollinger (theo thống kê của John Bollinger) nên bất cứ lúc nào giá di chuyển ra ngoài cũng được coi là sự kiện lớn. Về mặt kỹ thuật giá “tương đối cao” khi ở dải trên và “tương đối thấp” khi ở dải dưới, tuy nhiên không nên coi đó là những tín hiệu mua bán.
Cũng như đa số các chỉ báo kỹ thuật khác, Dải Bollinger không nên được sử dụng như một công cụ độc lập, nên kết hợp với các chỉ báo phân tích xu hướng và các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu.
Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI
Kết hợp Bollinger Bands và RSI là một cách phổ biến để phân tích kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính. Cách kết hợp này có thể giúp xác định điểm mua vào và bán ra trong một xu hướng giá cụ thể. Dưới đây là một phương pháp kết hợp Bollinger Bands và RSI mà bạn có thể thử:
Xác định điểm mua vào
Khi xu hướng chính được xác định, bạn có thể sử dụng RSI kết hợp với Bollinger bands để tìm điểm mua vào trong xu hướng tăng giá.
RSI là một chỉ báo đo lường sự mạnh mẽ của một xu hướng và có giá trị từ 0 đến 100. Một điểm mua vào hợp lý có thể là khi RSI vượt qua ngưỡng 30 từ dưới lên, đồng thời giá chạm dải dưới của Bollinger bands
Nhìn vào hình trên có thể thấy giá sau khi tăng mạnh đã có một nhịp điều chỉnh, và điểm mua tốt nhất trong nhịp điều chỉnh là tại vùng giá khi chạm dải dưới của Bollinger bands đồng thời RSI ở trạng thái quá bán. Giá kết thúc nhịp điều chỉnh ngay sau đó và tiếp tục tăng mạnh.
Xác định điểm bán ra
Sau khi xu hướng giảm được xác định, có thể dùng RSI kết hợp với Bollinger bands để tìm điểm bán ra trong xu hướng giảm giá.
Một điểm mua vào phù hợp là khi RSI cắt ngưỡng 70 từ trên xuống, đồng thời giá chạm dải trên của Bollinger bands.
Ở trường hợp trong hình, rõ ràng giá đang trong xu hướng giảm và nhà giao dịch đã có đến 2 cơ hội tốt để bán ra cổ phiếu khi giá chạm dải trên của Bollinger bands đồng thời RSI ở trạng thái quá mua. Giá sau đó đã tiếp tục xu hướng giảm và gần như không còn cơ hội tốt để bán ra.
Tóm lại, tuy sự kết hợp giữa RSI và Bollinger bands mang lại hiệu quả cao nhưng không có phương pháp phân tích kỹ thuật nào là hoàn hảo. Việc kết hợp Bollinger Bands và RSI chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận và cần được thử nghiệm và điều chỉnh theo điều kiện thị trường cụ thể. Đồng thời, việc quản lý rủi ro và sử dụng các công cụ bổ trợ khác cũng rất quan trọng khi thực hiện giao dịch.