Nội dung
Định nghĩa
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, thuật ngữ “GAP” được sử dụng để chỉ sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong một phiên giao dịch. Khi giá mở cửa của một phiên giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước đó, một khoảng trống (gap) xuất hiện trên biểu đồ giá.
Hiện tượng này thể hiện biến động mạnh trong giao dịch (lực mua mạnh khi tăng giá hoặc bán tháo đầy hoảng loạn trên thị trường). Khi giá tăng vọt lên thì gọi là Gap tăng giá (GAP Up). Ngược lại, trường hợp giá giảm xuống gọi là Gap giảm giá (GAP Down).
Các loại GAP phổ biến thường gặp
Common GAP (khoảng trống thông thường)
Xảy ra khi có một khoảng trống xuất hiện trên biểu đồ giá giữa hai phiên giao dịch liên tiếp mà không có sự biến động đặc biệt đằng sau nó.
Thường xảy ra trong các tình huống bình thường và không mang nhiều ý nghĩa dự báo hoặc tín hiệu đột biến về xu hướng giá trong tương lai. Nó có thể phản ánh sự gián đoạn tạm thời trong sự tương tác giữa cung cầu, hoặc do yếu tố như thông tin bất ngờ được công bố hoặc các yếu tố ngẫu nhiên khác.
Breakaway GAP (khoảng trống phá vỡ)
Xảy ra khi có một khoảng trống xuất hiện trên biểu đồ giá giữa hai phiên giao dịch liên tiếp và có xu hướng phá vỡ một mức giá quan trọng hoặc một đường xu hướng.
Breakaway GAP thường xuất hiện sau một giai đoạn tích lũy hoặc giao dịch cân bằng và nó có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng mới hoặc một đợt tăng (giảm) giá mạnh.
Continuation GAP (khoảng trống tiếp tục)
Xảy ra khi có một khoảng trống xuất hiện trên biểu đồ giá giữa hai phiên giao dịch liên tiếp và có xu hướng tiếp tục xu hướng hiện tại.
Thường xuất hiện trong quá trình hình thành và duy trì một xu hướng hiện tại, bất kể là xu hướng tăng (bullish) hoặc giảm (bearish). Nó cho thấy sự tạm ngừng tạm thời của cung cầu hoặc sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư trong một giai đoạn ngắn hạn.
Exhaustion GAP (khoảng trống kệt sức)
Xảy ra khi có một khoảng trống xuất hiện trên biểu đồ giá giữa hai phiên giao dịch liên tiếp và có xu hướng chỉ ra sự mệt mỏi hoặc sự sụp đổ của xu hướng hiện tại. Exhaustion Gap thường xuất hiện gần cuối của một xu hướng tăng (bullish) hoặc giảm (bearish). Nó cho thấy sự kiệt quệ và yếu đuối của cung cầu hoặc sự thất vọng của nhà đầu tư về xu hướng hiện tại. GAP này có thể là tín hiệu tiềm năng về một đảo chiều trong xu hướng.
Có phải lúc nào giá cũng lấp GAP ?
Về mặt giao dịch GAP chỉ thể hiện một khoảng giá bị thiếu hụt cung cầu trong ngắn hạn. Nếu Gap càng lớn, chứng tỏ biến động giá lúc này càng mạnh.
Và điều quan trọng là không có gì đảm bảo rằng giá sẽ phải quay lại lấp GAP. Đối với xu hướng yếu việc giá quay đầu trở lại là điều tất yếu (không cần GAP giá cũng đảo chiều kiểm tra lại các mức hỗ trợ hay kháng cự). Trong khi nếu xu hướng đủ mạnh giá sẽ không bao giờ quay trở lại lấp GAP
Có một số loại GAP như Breakaway Gap hoặc Exhaustion Gap có thể là một tín hiệu giao dịch hiệu quả nếu được kết hợp với các chỉ báo khác.
Tóm lại, việc phân tích GAP đòi hỏi sự kết hợp với các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác để có cái nhìn tổng thể và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Ngoài ra, việc đánh giá nguyên nhân của GAP và xác định xu hướng thị trường hiện tại cũng sẽ giúp ích hơn cho nhà đầu tư.