Các mô hình cơ bản trong PTKT: Mô hình cốc tay cầm.

Mô hình CỐC TAY CẦM (tiếng Anh là Cup and Handle) là một mô hình có dạng như một chiếc cốc có tay cầm, báo hiệu rằng cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng giá mạnh mẽ. Các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình CỐC TAY CẦM để nắm bắt cơ hội từ những đợt bùng nổ tăng giá của giá cổ phiếu. Mô hình này được tìm ra bởi nhà đầu tư huyền thoại nước Mỹ- William J.O’Neil vào năm 1988.

Mô hình Cup and Handle 

Gồm có hai phần, phần cốc có dạng hình vòng cung hoặc hình chữ U, thường được tạo thành trong khoảng thời gian 6 tháng; hai miệng cốc có thể bằng nhau hoặc không. Thứ hai là phần tay cầm, thời gian hình thành ngắn hơn, thường là vài tuần. Một số đặc điểm cần lưu ý của mô hình:
  • Thứ nhất là mô hình có hình dạng như chiếc cốc và tay cầm. Trong một số trường hợp, phần tay cầm có thể không được hình thành do giá tăng lên luôn chứ không điều chỉnh giảm nhẹ nữa. Tuy vẫn được coi là dạng mô hình cốc – tay cầm nhưng nó thường có tỷ lệ thành công rất thấp.
  • Đáy cốc thường có hình vòm cung giống chữ U, hình dạng này sẽ cho độ tin cậy cao hơn hình chữ V.
  • Độ sâu của tay cầm không được quá 50% độ sâu của thân cốc.
  • Đặc biệt quan tâm đến khối lượng giao dịch, bởi phần thoát khỏi phần tay cầm sẽ có khối lượng tăng đột biến (break out) – và cũng là điểm phù hợp để chọn điểm mua.
Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm: Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng để cài lệnh buy trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình. Cách 2: Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Thời điểm này giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh nên bạn có thể không cần đặt chốt lời. Phương pháp này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời ổn cho các trader.

Mô hình CỐC TAY CẦM Ngược là gì?

Mô hình CỐC TAY CẦM NGƯỢC là biến thể của mô hình CỐC TAY CẦM. CỐC TAY CẦM NGƯỢC báo hiệu giá có thể tiếp tục đi xuống mạnh mẽ khi phá vỡ mô hình.
Ban đầu giá cổ phiếu sẽ đi lên, tạo thành một đỉnh. Nhiều nhà đầu tư chốt lời nên đã bán ra dần dần, khiến cho giá lại di chuyển theo chiều xuống, tạo thành hình mái vòm. Khi giá đã giảm xuống đến một mức độ (miệng cốc), lực bán yếu dần. Một số nhà đầu tư nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để gom cổ phiếu, nên lại mua vào khiến giá cổ phiếu tăng lên một chút, tạo thành phần tay cầm. Lượng mua nhỏ giọt, không thể đẩy giá bật tăng trở lại nên nhiều nhà đầu tư chán nản muốn bán. Khi áp lực bán tăng đột biến sẽ đẩy giá vượt qua khỏi khu vực đáy của đỉnh bên phải cốc. Lúc này cần xả hàng gấp bởi tỷ lệ rất cao là cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm giá trong dài hạn. Kết luận: Mô hình cốc tay cầm là một trong số những mô hình kinh điển trong phân tích kỹ thuật, giá thường tăng/ giảm rất mạnh ngay khi phá vỡ mô hình. Tuy nhiên trong thực tế, mô hình không dễ để nhận ra hoặc đồ thị bị nhiễu vì những biến động bất ngờ của thị trường, nhà giao dịch cần chủ động trong việc xác định mô hình và có phương án giao dịch thích hợp.  

You cannot copy content of this page