Các phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản nhất

Hiện tại có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, bài viết xin nêu lên một số phương pháp định giá dễ nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể áp dụng.

1.Định giá theo P/B

Định giá cố phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số tài chính P/B (từ viết tắt của Price to Book Value Ratio) nghĩa là hệ số thị giá trên giá trị sổ sách.

Chỉ số P/B sẽ được tính theo công thức:

P/B = Giá cổ phiếu đang giao dịch / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.

hoặc P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu.

P/B càng thấp thì giá cổ phiếu được cho là càng rẻ, nhà đầu tư có thể mua vào khi P/B dưới 1 hoặc thấp hơn trung bình ngành.

Một số điểm cần lưu ý:

P/B chỉ đánh giá được biến động trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty, trong khi thực tế còn phải tính đến các tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín, thị phần… mà một công ty đang sở hữu.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Đôi khi việc chỉ số P/B < 1 chưa chắc đã tốt. Điều này có thể do tài sản của công ty đang bị định giá quá cao hoặc thị trường đang cho rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh không tốt, thậm chí thua lỗ khiến giá trị book value giảm xuống. Nhà đầu tư cần xét tới yếu tố triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp khi dùng P/B.

2.Định giá theo P/E

P/E = Price (Thị giá)/ Earning Per Share (Thu nhập trên mỗi cổ phần)

Là tỷ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Có nhiều cách để hiểu về P/E, theo đúng công thức thì có nghĩa giá cổ phiếu hiện tại cao gấp bao nhiêu lần thu nhập từ cổ phiếu đó, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập doanh nghiệp tạo ra là bao nhiêu, cụ thể hơn thể hơn là sau bao năm đầu tư thì có thể hoàn vốn từ lợi nhuận công ty.

Để áp dụng cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E thông thường có 2 cách:

So sánh với các công ty khác cùng ngành: Những công ty này phải có sự tương quan nhất định về quy mô và mức độ rủi ro. Nếu P/E thấp hơn trung bình ngành, có thể đây là một cổ phiếu hấp dẫn.

So sánh với tỷ lệ P/E của công ty đó trước đây: Với cách định giá cổ phiếu này, nhà đầu tư có thể căn cứ vào tỷ lệ P/E trung bình của cổ phiếu đó tối thiểu trong 5 năm. Sau đó dùng mức P/E bình quân này để làm cơ sở tính giá trị cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Nếu chỉ số P/E bình quân thấp hơn mức trung bình dài hạn thì cổ phiếu đó đang rất hấp dẫn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, P/E thấp chưa hẳn đã là điều tốt, thường những doanh nghiệp mà thị trường cho rằng không còn khả năng tăng trưởng trong tương lai chỉ có mức P/E quanh 6 hoặc những công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi chu kỳ ngành cũng có mức P/E như vậy. Trong khi những công ty duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao (từ 30%/ năm) có thể được thị trường trả cho mức P/E lên đến hởn 30 lần. Vì vậy cũng giống như P/B nhà đầu tư cần kết hợp với kỳ vọng tăng trưởng của công ty khi định giá P/E để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

3.Mô hình chiết khấu cổ tức một kỳ (DDM)

Phương pháp này được áp dụng khi nhà đầu tư muốn xác định giá nội tại của cổ phiếu mà họ sẽ bán trong một khoảng thời gian (thường là một năm) kể từ bây giờ.

DDM một kỳ thường giả định rằng nhà đầu tư sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu chỉ trong một năm. Do thời gian nắm giữ ngắn, dòng tiền dự kiến ​​tạo ra bởi cổ phiếu là trả cổ tức đơn lẻ và giá bán của cổ phiếu tương ứng.

Do đó, để xác định giá hợp lý của cổ phiếu, tổng số tiền trả cổ tức trong tương lai và giá bán ước tính phải được tính toán và chiết khấu trở lại giá trị hiện tại của chúng. Công thức như sau:

công thức tính mô hình chiết khấu cổ tức 2

Trong đó:

  • 0: Giá trị hợp lý hiện tại của cổ phiếu
  • : Việc trả cổ tức trong một khoảng thời gian kể từ bây giờ
  • 1: Giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian kể từ bây giờ
  • r: Lãi suất chiết khấu. (Thường tính theo mô hình CAPM)

4.Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi (g = 0%):

Là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức là vĩnh viễn và không tăng trưởng. Công thức tính : Vo = DIV / r.

Trong đó:

  • DIV : Là cổ tức của cổ phiếu.
  • r: Là lãi suất chiết khấu.

Công thức trên được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng.

5.Công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham (nguyên bản):

Công thức tính:

V= EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • V là giá trị của cổ phiếu
  • EPS là thu nhập trên 1 cổ phiếu sau thuế lũy kế 12 tháng gần nhất
  • 8.5 là tỷ lệ P/E ước tính của 1 cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập 0%
  • g là tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân trong 7 – 10 năm tới

Lưu ý: Hằng số 8.5 được áp dụng cho thị trường chứng khoán Mỹ vào thế kỷ 20. Hiện tại đối với thị trường 8.5 nhà đầu tư có thể dùng hằng số là 6 hoặc 7 tùy diễn biến thị trường.

Trên đây là những phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản nhất giúp nhà đầu tư có thể tránh bị “mua hớ” khi tham gia thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên ở tất cả các công thức trên, kết quả đều phụ thuộc vào các biến số đầu vào của nhà đầu tư và những biến số này đều là những con số tương đối --> độ chính xác cũng là con số tương đối. Nói như vậy để hiểu được rằng việc định giá cổ phiếu cũng chỉ là công cụ bổ trợ cho việc ra quyết định đầu tư, cái giá mà thị trường trả (trong dài hạn) mới là giá chính xác nhất, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi ra quyết định.

 

 

You cannot copy content of this page