Cách đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Vấn đề mà nhiều nhà đầu tư mới gặp khó khăn khi tìm hiểu về chứng khoán là không biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Tuy mỗi công ty chứng khoán cung cấp một giao diện bảng giá khác nhau (hình minh họa) nhưng các đặc điểm chính của bảng giá không đổi với mọi giao diện.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT MÃ CK (MÃ CHỨNG KHOÁN):

Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban chứng khoán (UBCK) cấp cho một mã giao dịch chứng khoán riêng. Mã chứng khoán được coi như “tên viết tắt” của một công ty. Các bạn có thể tra google hoặc trên bất cứ trang web về chứng khoán nào để biết mã chứng khoán đại diện cho công ty nào. VD: “Công ty cổ phần sữa Việt Nam” có mã chứng khoán là VNM.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT TC (THAM CHIẾU):

Cột này thể hiện giá đóng cửa ngày hôm trước. Nếu là ngày chia cổ tức hoặc chia quyền giá tham chiếu cũng sẽ được điều chỉnh theo quy định. Riêng sàn “upcom” giá tham chiếu là giá trung bình của ngày hôm trước.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT TRẦN (GIÁ TRẦN):

Đây là mức giá cao nhất các bạn có thể mua hoặc bán chứng khoán trong ngày.

Sàn Hose có giá trần +7% so với giá tham chiếu. *

Sàn HNX có giá trần +10% so với giá tham chiếu. *

Sàn Upcom có giá trần +15% so với giá tham chiếu. *

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT SÀN (GIÁ SÀN):

Đây là mức giá thấp nhất các bạn có thể mua hoặc bán chứng khoán trong ngày.

Sàn Hose có giá sàn -7% so với giá tham chiếu.*

Sàn HNX có giá sàn -10% so với giá tham chiếu. *

Sàn Upcom có giá sàn -15% so với giá tham chiếu. *

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Lưu ý

Biên độ giao động (trần/sàn) của cổ phiếu niêm yết trên các sàn trong một số ngày đặc biệt có một số thay đổi theo bảng dưới đây:

Cách đọc bảng giá chứng khoán

 

CỘT TỔNG KL (TỔNG KHỐI LƯỢNG):

Cột này thể hiện thanh khoản của cổ phiếu, nó thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh trọng ngày .

Cách đọc bảng giá chứng khoán

BÊN MUA (GIÁ 1, KL1/ GIÁ 2, KL 2 / GIÁ 3 KL 3):

Mỗi cột giá và khối lượng thể hiện lượng cổ phiếu được đặt mua ứng với mỗi mức giá. Giá 1 là giá mua lớn nhất tiếp theo lần lượt là giá 2 và giá 3.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

BÊN BÁN (GIÁ 1 KL1 / GIÁ 2, KL2 / GIÁ 3, KL3):

Mỗi cột giá và khối lượng thể hiện lượng cổ phiếu được đặt bán ứng với mỗi mức giá. Giá 1 là giá được bán thấp nhất tiếp theo lần lượt là giá 2 và giá 3.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT “KHỚP LỆNH” HOẶC “GIAO DỊCH”

Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột như sau:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá so với Giá tham chiếu.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT “GIÁ”:

Gồm “giá cao nhất”; “giá thấp nhất” và “giá TB”

  • Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất tính từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại.
  • Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất tính từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại.
  • Giá TB: Giá trung bình theo bình quân gia quyền các mức giá khớp đến thời điểm hiện tại. Sàn Upcom sẽ lấy giá TB phiên trước làm giá mở cửa phiên sau.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT DƯ “MUA / DƯ BÁN“:

  • Tại phiên khớp lệnh liên tục cột này thể hiện khối lượng đang chờ khớp.
  • Kết thúc ngày giao dịch, cột này thể hiện dư mua và dư bán chưa được khớp trong ngày.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

CỘT “ĐTNN” (ĐẦƯ TƯ NƯỚC NGOÀI):

Là khối lượng cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trong ngày.

  • Mua: Tổng khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đã mua mua.
  • Bán: Tổng khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đã bán.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

 

Trên đây là hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản nhất cho nhà đầu tư mới. Trước khi bắt đầu giao dịch chứng khoán nhà đầu tư bắt buộc phải nắm rõ những định nghĩa trên. Ngoài ra mỗi công ty còn cung cấp thêm những thông tin phụ trợ. giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin tốt hơn về thị trường.

Xem thêm: Cách đặt lệnh mua bán chứng khoán

You cannot copy content of this page