Nội dung
MACD là gì?
MACD là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. Đây là một công cụ rất đơn giản để theo dõi nhưng là một công cụ tuyệt vời để tìm và thực hiện các giao dịch theo xu hướng.
Bản thân nó là một chỉ báo đầy đủ và chỉ riêng nó là đủ để xác định, tham gia và thậm chí đi theo xu hướng với mức dừng lỗ theo sau.
Nó thường không được coi trọng nhiều bởi vì nó có vẻ “quá đơn giản” trong hầu hết các trường hợp. Nhưng đôi khi những điều đơn giản nhất lại hoạt động tốt nhất trên thị trường.
Tính toán MACD
MACD được tính bằng cách trừ EMA 12 cho EMA 26. Các giá trị nhận được sẽ tạo ra đường MACD.
Đường MACD sẽ chạy dọc theo đường tín hiệu là EMA 9 phiên của chính nó.
Cấu tạo MACD
Cấu tạo MACD đầy đủ gồm 4 phần cơ bản:
- Đường MACD : Đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh.
- Đường tín hiệu : Đường signal màu đỏ hay đường chậm.
- Histogram : Đây là biểu đồ thanh.
- Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu.
Cách sử dụng MACD hiệu quả trong giao dịch
Như các bạn đều biết, có 3 cách dùng chủ yếu đối với MACD trong PTKT.
- MACD giao cắt với Signal Line: MACD cắt lên Signal Line sẽ cho tín hiệu mua trong khi nếu MACD cắt xuống Signal Line sẽ cho tín hiệu bán.
- MACD tạo phân kỳ với giá: Nếu MACD tạo phân kỳ dương so với giá sẽ là tín hiệu mua, còn nếu xuất hiện phân kỳ âm với giá sẽ là tín hiệu bán đối với cổ phiếu.
- MACD giao cắt với đường Zero: MACD cắt lên đường Zero sẽ là tín hiệu xác nhận cổ phiếu chuyển trạng thái từ tiêu cực sáng tích cực. Trong trường hợp ngược lại MACD cắt xuống đường Zero sẽ là trạng thái tiêu cực cho cổ phiếu.
Một số mẹo cần lưu ý khi dùng MACD
Những tín hiệu ở khung thời gian dài hơn sẽ chính xác hơn với khung thời gian ngắn.
Hãy chú ý đến xu hướng của MACD so với giá.
Thường giá sẽ theo sau MACD, nên nếu MACD đang cho xu hướng tăng hãy cẩn thận khi bán cổ phiếu.
Và ngược lại, nếu MACD đang trong xu hướng giảm, cần xem xét kỹ các quyết định mua cổ phiếu.
Nếu có thể, nên kết hợp MACD với các chi báo khác để tránh tín hiệu nhiễu (nhất là tín hiệu nhiễu khi MACD giao cắt với Signal Line).
Tóm lại, chỉ báo MACD là một chỉ báo rất dễ sử dụng và luôn là chỉ báo yêu thích với nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp. Nếu có niềm đam mê với phân tích kỹ thuật, các bạn có thể tự mình tìm hiểu và áp dụng vào các trường hợp giao dịch thực tế để hiểu thêm về chỉ báo đơn giản mà hiệu quả này.