Nội dung
Cập nhật tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Gemadept

GMD công bố BCTC quý 2/2023 với doanh thu 912,2 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khấu trừ chi phí doanh nghiệp lãi ròng 1.646 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm trước. EPS tăng vọt từ 878 đồng lên 5.404 đồng. Đây cũng là khoản lợi nhuận lớn nhất mà doanh nghiệp từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động.
Nguyên nhân chủ yếu giúp Gemadept ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến trong quý vừa qua là khoản doanh thu tài chính 1.863 tỷ đồng. Phần lớn trong số này là khoản lãi doanh nghiệp ghi nhận từ việc bán vốn của cảng Nam Hải Đình Vũ cho Viconship (VCS) và các đối tác. Bên cạnh đó, các chi phí mà công ty trả trong kỳ vừa qua cũng giảm so với cùng năm trước.
Lũy kế 6 tháng, Gemadept ghi nhận 1.814 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp cảng biển này lãi ròng 1.848 tỷ đồng, gấp 3,3 lần thực hiện năm trước.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Gemadept đạt 14.010 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất là 27,5%, tương đương 3.856 tỷ đồng.
Tính đến hết quý 2 năm nay, Gemadept đang đầu tư 2.471 tỷ đồng vào các công ty liên doanh liên kết. Trong đó, khoản đầu tư 1.477 tỷ đồng vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link (chủ đầu tư dự án Gemalink) là lớn nhất, mang về 34,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đầu tư có lãi nhất của Gemadpet là đầu tư 131,5 tỷ đồng vào công ty TNHH CJ Gemadept Logistics Holdings. Khoản đầu tư này đã mang về 218,9 tỷ đồng kể từ khi góp vốn.
Tại thời điểm cuối quý 2/2023, nợ vay tài chính của công ty ở mức gần 2.000 tỷ đồng trong đó phần lớn là nợ vay dài hạn. Vốn góp chủ sở hữu đạt 9.850 tỷ đồng trong đó vốn điều lệ là 3.013 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.220 tỷ đồng.
Lợi nhuận cốt lõi năm 2023 sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ biên lợi nhuận của mảng vận hành cảng tăng (Theo VCSC)
Chúng tôi tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2023 (không bao gồm tác động từ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV)) thêm 12% lên 1,0 nghìn tỷ đồng (+5% YoY) do biên lợi nhuận gộp hợp nhất của mảng vận hành cảng tăng bị ảnh hưởng bởi thu nhập ròng thấp hơn từ các công ty liên kết. Nếu bao gồm khoản lãi tài chính 1,8 nghìn tỷ đồng từ việc thoái vốn NHDV, dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2023 của chúng tôi là 2,5 nghìn tỷ đồng (+153% YoY).
Trong năm 2024, chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+17% YoY so với LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2023) do chúng tôi kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ phục hồi trên khắp các cảng miền Bắc và miền Nam của GMD.
Tại ĐHCĐ của công ty vào ngày 09/06/2023, GMD đã hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu tiềm năng. Do đó, chúng tôi loại bỏ tác động của đợt phát hành trong Báo cáo cập nhật này.
Chúng tôi giữ quan điểm rằng GMD sẽ hưởng lợi lớn từ việc tăng cường hoạt động sản xuất và thương mại của Việt Nam trong dài hạn. Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi giai đoạn 2023-2026 đạt 20% nhờ cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Tăng trưởng thông cảng và/hoặc giá cước thấp hơn dự kiến; Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam phát triển chậm hơn dự kiến.
Hoạt động thương mại khả quan trong quý 2/2023 và tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2023
Tổng thông lượng qua cảng của GMD trong quý 2/2023 đạt 746.000 TEU, tăng 28% QoQ nhưng giảm 10% YoY. Trong nửa đầu năm 2023, tổng thông lượng qua cảng của GMD đạt 1,3 triệu TEU (-17% YoY), trong đó thông lượng qua các cảng miền Bắc và miền Nam lần lượt đạt 515.000 TEU (-8% YoY) và 815.000 TEU (-23% YoY).
Do tổng thông lượng container qua cảng của GMD trong nửa đầu năm 2023 thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tổng thông lượng container hợp nhất năm 2023 từ 6% YoY xuống 4% YoY. Theo GMD, tổng
thông lượng qua cảng của công ty trong tháng 7 cao hơn so với tháng trước, với sự cải thiện trên các tuyến nội Á và các tuyến Mỹ/EU, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ đà phục hồi thông lượng trong nửa cuối năm 2023.
Chúng tôi cũng giả định giá cước dịch vụ trung bình năm 2023 sẽ tăng 1% YoY so với giả định giá cước đi ngang YoY trong dự báo trước đây. Theo GMD, công ty đã có thể tăng giá cước dịch vụ trung bình đối với một số khách hàng/dịch vụ trong nửa đầu năm 2023.
Dự báo lợi nhuận thấp hơn từ các công ty liên kết chính trong năm 2023
Do KQKD nửa đầu năm 2023 thấp hơn dự kiến, chúng tôi điều chỉnh giảm 53% dự báo thu nhập ròng năm 2023 từ Gemalink xuống còn 58 tỷ đồng (-53% YoY).
Cập nhật PTKT cổ phiếu GMD

Nhìn vào đồ thị khung tuần có thể thấy cổ phiếu GMD vừa thoát khỏi vùng dao động dài hạn (2 năm). Áp lực chốt lời là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên trong thời gian tới GMD có nhiều cơ hội để hình thành xu hướng tăng.
Giá mục tiêu ngắn hạn có thể quanh 70.000đ/cp.
Nhà đầu tư ngắn hạn có thể chọn mốc cắt lỗ khi GMD giảm trở vào vùng dao động (giá giảm dưới 61,000đ/cp).
————————————————
Xem thêm: Cập nhật cổ phiếu PVS T8/2023: Hưởng lợi khi ngành phục hồi
Xem các bài viết mới cùng chủ đề tại: Nhận định cổ phiếu
Tuyên bố miễn trừ: Các nhận định trong bài viết được nêu dưới góc nhìn chủ quan của tác giả, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc. Nhadautu79 sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp nào đối với các thiệt hại khi sử dụng nội dung trong bài viết.