Nội dung
Cập nhật tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương
KSB ghi nhận doanh thu quý I giảm 57% so với cùng kỳ về 114 tỷ đồng. Trong đó doanh thu bán hàng giảm 43%, doanh thu cho thuê đất giảm 66%. Lợi nhuận gộp giảm 47% về 54 tỷ đồng.
Nguồn thu tài chính đạt 16 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ nhờ lãi cho vay tăng. Chi phí lãi vay cũng tăng 17% lên 30 tỷ đồng. Với doanh thu đi xuống, chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm lần lượt 16% và 59%.
Bimico khép lại quý đầu năm với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 14 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ.
Tổng tài sản đi ngang sau 3 tháng, đạt 4.287 tỷ đồng tại cuối quý I. Phần lớn tài sản vẫn nằm ở khoản phải thu ngắn hạn với 1.845 tỷ đồng (chiếm 43%), xấp xỉ đầu năm. Các khoản phải thu dài hạn hiện ghi nhận 985 tỷ đồng, tăng 12%.
Tại 31/3, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 822 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm chủ yếu do phát sinh khoản vay cá nhân 60 tỷ đồng. Hiện công ty đang vay ngân hàng 583 tỷ và nợ trái phiếu ngắn hạn 175 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận 288 tỷ đồng tại cuối quý I, giảm 20% so với đầu năm, trong đó vay ngân hàng 150 tỷ và nợ trái phiếu 140 tỷ đồng.
Công ty có khoản doanh thu chưa thực hiện 546 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm và chủ yếu là doanh thu nhận trước dài hạn (chiếm 97%).
Điểm nhấn doanh nghiệp (theo SBS)
Sở hữu các mỏ đá có vị trí thuận lợi, gần các dự án trọng điểm
Vị trí các mỏ đá của KSB nằm chủ yếu ở tỉnh Bình Dương, một trong những thành phố vệ tinh lớn của TPHCM và là địa phận đi
qua của các tuyến đường cao tốc chính như Cao tốc Bắc Nam, Phan Thiết – Dầu Giây… giúp doanh nghiệp được hưởng nhiều
lợi thế trong công tác đấu thầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm này và các dự án hạ tầng kết nối tuyến cao
tốc với các tỉnh lân cận.
Vị trí gần giúp KSB giảm được chi phí từ đó gia tăng biên lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. KSB
đang sở hữu hơn 41% cổ phần của VLB, một trong những nhà sản xuất đá VLXD lớn nhất khu vực phía Nam với trữ lượng còn lại hơn 250 triệu tấn đá xây dựng tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, địa bàn xây dựng các dự án lớn như đường Vành Đai 3 và sân
bay Long Thành…
Với trữ lượng các mỏ đá đang còn có thể khai thác vào khoảng 49 triệu m3 cùng với công suất sản xuất hơn 5.5 triệu m3/năm.
Hiện tại công suất khai thác của KSB đã đạt gần 100% giúp KSB tối ưu hiệu suất khai thác tại các mỏ đá.
Doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ đầu tư công
Theo nghị quyết 29/2021/QH-2015, tổng vốn đầu tư xã hội phân bổ cho giai đoạn 2021-2025 đạt 2.3 triệu tỷ, hơn 55% phục
vụ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông. Giúp các doanh nghiệp cung cấp VLXD hưởng lợi đáng kể trong đó có KSB.
Vị trí các mỏ đá thuận lợi giúp KSB có nhiều lợi thế về chi phí vận chuyển trong việc đầu thấu các dự án thành phần cũng như
các dự án kết nối với những công trình trọng điểm này.
KCN Đất Cuốc còn rất nhiều dư địa tăng trưởng
Hiện tỷ lệ lấp đầy tại KCN Đất Cuốc là 38%, thấp hơn rất nhiều so với các KCN có cùng quy mô trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước với 77%.
Rủi ro đầu tư
– Khoản uỷ thác đầu tư lớn chưa mang lại hiệu quả sinh lời tương xứng.
– Giá đất đền bù tăng cao khiến việc giải phóng mặt bằng của KCN Đất Cuốc bị gián đoạn.
Cập nhật PTKT cổ phiếu KSB
Nhìn vào đồ thị khung tuần có thể thấy KSB vừa bứt khỏi vùng tích luỹ quanh 27,000đ/cp,.
Giá đang gặp khó quanh vùng 32,000đ/cp khi 2 tuần gần nhất đều xuất hiện lực bán lớn khi giá tiến về vùng này.
Nếu giá KSB giữ được nền hiện tại (quanh 30,000đ/cp) càng lâu xác suất phá được kháng cự 32 sẽ càng cao.
Trong trường hợp suy yếu giá sẽ quay lại tích luỹ quanh vùng 27,000đ/cp.
———————————————-
Xem thêm: Báo cáo cập nhật cổ phiếu KSB ngày 11/04/2023
Xem thêm: Cập nhật cổ phiếu VRE T7/2023: Kế hoạch 2023 tham vọng
Xem các bài viết mới cùng chủ đề tại: Nhận định cổ phiếu
Tuyên bố miễn trừ: Các nhận định trong bài viết được nêu dưới góc nhìn chủ quan của tác giả, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc. Nhadautu79 sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp nào đối với các thiệt hại khi sử dụng nội dung trong bài viết.