Cập nhật mùa BCTC quý I/2023

Mùa báo cáo quý I/2023 đã gần kết thúc, dưới đây là bài viết tổng quan về kết quả kinh doanh các nhóm ngành và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Lợi nhuận nhóm ngân hàng quý I/2023 giảm tốc

Nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối đã niêm yết (gồm Vietcombank, BIDV và VietinBank), tăng trưởng lợi nhuận được hỗ trợ bởi tín dụng tăng và NIM ổn định. Riêng BIDV, áp lực trích lập dự phòng giảm giúp ngân hàng này cải thiện lợi nhuận quý đầu năm nay.

Với nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, ngoại trừ các ngân hàng với tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản ở mức cao  có lợi nhuận giảm do tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, hầu hết có lợi nhuận sau thuế quý I/2023 ước tăng trưởng so với cùng kỳ 2022, dẫn đầu là STV và  ACB. Tuy nhiên, việc tín dụng tăng rất thấp, thậm chí giảm ở một số ngân hàng bán lẻ ACB, VIB là điểm cần lưu ý.

Theo kết quả điều tra tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý I/2023 của Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố, lợi nhuận tuy có sự “cải thiện” nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với quý trước đó. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá, lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý I/2023 có tăng trưởng nhưng chưa đạt kỳ vọng.

Có 66,7-79,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý II và cả năm 2023 và 88,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng dương so với năm 2022 (thấp hơn tỷ lệ 95,3% ở kỳ điều tra trước). Bên cạnh đó, có 5,7% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2023 và một tỷ lệ tương tự TCTD ước tính lợi nhuận không thay đổi.

VCB: Quý 1/2023,, Lợi nhuận hợp nhất trước thuế và sau thuế của Vietcombank đạt 11.221 tỷ đồng và 8.992 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước.

BID: Quý 1/2023, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.600 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.

CTG: Quý 1/2023, CTG báo lợi nhuận trước thuế tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.980 tỷ đồng.

VPB: Kết thúc quý 1/2023, Ngân hàng đạt hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận với tăng trưởng tín dụng 7%, tăng trưởng huy động 11,5%.

STB: Lãi trước thuế hơn 2.382 tỷ đồng trong quý I, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022.

ACB: Lợi nhuận hợp nhất quý 1/2023 đạt 5.120 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ và đạt 26% kế hoạch cả năm.

TCB:  Quý 1/2023, lợi nhuận trước thuế đạt 5.623 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ.

MBB: Quý 1/2023 , Lợi nhuận sau thuế đạt 5023 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

LPB:  Quý 1/2023, LPB báo lãi sau thuế 1.243,3 tỷ đồng, giảm 12,49% so với cùng kỳ, do nguồn thu chính của ngân hàng sụt giảm.

SHB:  Qúy 1/2023, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 3.619 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

…………………………………………………

Lợi nhuận nhóm bất động sản trong quý I tiếp tục yếu kém

Không bất ngờ đối với kết quả kinh doanh kém tích cực của nhóm bất động sản trong bổi cảnh tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản đã dẫn đến sự sụt giảm doanh thu tại các mảng kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho vay bất động sản vẫn đang bị siết chặt bởi các ngân hàng.

Sơ bộ kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp bất động sản như sau:

VHM:  Ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2023 đạt 29.299 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và lãi trước thuế 15.074 tỷ đồng, tăng 156% so với cùng kỳ.

NVL: Ghi nhận tổng doanh thu giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái về còn 604 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Novaland báo lỗ 410 tỷ đồng quý 1/2023, trong khi cùng kỳ lãi 1.046 tỷ đồng.

PDR: Quý 1, doanh thu thuần và lãi ròng của PDR chỉ đạt lần lượt 192 tỷ đồng và 24 tỷ đồng giảm lần lượt 69% và 91% so với cùng kỳ. Trong kỳ, Công ty đã chủ động tiết giảm các chi phí như chi phí tài chính (giảm 9%), chi phí bán hàng (giảm 31%) và chi phí quản lý (giảm 29).

DXG: Doanh thu thuần giảm sâu 79% so với cùng kỳ xuống còn 378 tỷ đồng. DXG báo lỗ sau thuế 117 tỷ, trong khi cùng kỳ năm trước lãi lớn 536 tỷ đồng. Đây là quý lỗ tiếp theo sau con số âm 460 tỷ trong quý IV/2022.

DIG: Doanh thu thuần đạt gần 197 tỷ đồng, giảm gần 62% so với cùng kỳ. Lãi trước thuế hơn 101 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 76,6 tỷ đồng, cũng tăng 12,4% so với quý đầu năm ngoái.

NLG: Ghi nhận doanh thu 235 tỷ đồng, giảm 60% so với thực hiện của quý 1/2022. Nam Long báo lãi sau thuế 16,2 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với thực hiện của quý 1/2022.

KBC: Quý 1/2023 KBC ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.223 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 đạt 692 tỷ đồng. lãi sau thuế đạt hơn 1.056 tỷ, gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng nhờ đó tăng 96% ghi nhận gần 941 tỷ đồng.

KDH: Kết thúc quý 1/2023 , Khang Điền ghi nhận lãi sau thuế 200 tỷ đồng (giảm 50% so với cùng kỳ), chủ yếu đến từ việc mở bán dự án Classia.

CEO: Quý 1  CEO đạt doanh thu thuần trong kỳ đạt 292,2 tỷ đồng, tăng cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ, báo lãi sau thuế 25,7 tỷ đồng – khả quan hơn rất nhiều so với kết quả lỗ 38 tỷ đồng của quý 1/2021.

SCR: Doanh thu hoạt động ghi nhận 81 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 21 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp 26%, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhờ kiểm soát tài chính hiệu quả nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm tối đa 21,9 tỷ, giảm 60% so với cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận sau thuế Quý 1/2023 đạt 1,9 tỷ đồng.

…………………………………………………

Nhóm chứng khoán tuy báo lãi yếu kém trong quý 1/2023 nhưng nhận được kỳ vọng tăng trưởng trong những quý cuối năm 

Tăng trưởng lợi nhuận thấp của nhóm chứng khoán trong quí 1-2023 là điều đã được dự báo từ trước. Một phần do bối cảnh thị trường chung ảm đạm, một phần do nền so sánh rất cao của cùng kỳ năm ngoái.

Tổng doanh thu hoạt động môi giới của các CTCK đạt khoảng 2.000 tỉ đồng trong quí 1-2023, giảm 34% so với quí trước và bằng chưa tới một phần ba giai đoạn bùng nổ trong quí 4-2021. Con số này là mức thấp nhất trong vòng chín quí trở lại đây. Mảng môi giới tiếp tục cho thấy dấu hiệu xuống dốc trong bối cảnh thị trường chứng khoán trải qua giai đoạn đầy ảm đạm khi thanh khoản ngày càng “teo tóp” với giá trị khớp lệnh nhiều phiên xuống dưới mức 10.000 tỉ đồng.

Hầu hết các CTCK đều đưa ra nguyên nhân cho sự sa sút của doanh thu và lợi nhuận quí đầu năm nay là do tác động tiêu cực của thị trường chung. Với độ nhạy cao với thị trường, các mảng hoạt động tự doanh, môi giới, cho vay margin của các CTCK đều chịu ảnh hưởng tương đối mạnh, kể cả với những tên tuổi lớn, khi mà thị trường ảm đạm và nhà đầu tư trở nên vô cùng thận trọng.

Những tín hiệu lạc quan đang ngày một xuất hiện nhiều hơn nhưng trong ngắn hạn, thách thức với ngành chứng khoán vẫn còn không ít bởi những biến động khó lường của thị trường. Ngoài ra, hầu hết các cổ phiếu nhóm ngành này đã tăng rất mạnh kể từ đầu tháng 3 đến nay. Nếu so với đáy dài hạn hồi giữa tháng 11-2022 thì một số mã cổ phiếu thậm chí đã tăng bằng lần. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định “đua lệnh” mua cổ phiếu ngành chứng khoán.

SSI Ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 1.489 tỷ đồng – giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022 song cải thiện 10,2% so với quý cuối năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 234 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ.

VCI Ghi nhận lãi sau thuế quý 1/2023 chỉ còn 77 tỉ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ.

HCM Quý 1/2023  doanh thu đạt 489 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ. HSC thu về lợi nhuận trước thuế đạt hơn 154 tỷ đồng, giảm 56% so với quý I/2022.

VND Tổng doanh thu hoạt động ghi nhận 1. 291 tỷ đồng, giảm 27%, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lỗ từ hoạt động tự doanh tăng 86% lên 472 tỷ, chi phí tài chính gấp 3 lần lên 407 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gần 136 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước.

MBS Doanh thu hoạt động đạt 335 tỷ đồng giảm 45% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

SHS Lãi trước thuế quí 1/2023 giảm 88% so với cùng kỳ 2022 xuống còn 51 tỉ đồng.

TCBS Ghi nhận lợi nhuận đồng loạt sụt giảm trên 55%,  đạt 334 tỉ đồng từ mức 940 tỉ đồng quí 1/2022.

…………………………………………………

Nhóm thép những khoản lỗ vơi dần, tồn kho tăng trở lại

Tồn kho tại nhiều doanh nghiệp thép bắt đầu tăng trở lại và những khoản lãi đã xuất hiện nhiều hơn trong quý 1/2023. Dù vậy, cổ đông thép có thể sẽ phải kiên nhẫn hơn trước khi nhóm thép chính thức trở lại đường đua.

HPG cho biết doanh thu quý 1/2023 đạt 26.865 tỷ đồng – giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022 song cải thiện nhẹ so với quý liền trước; lợi nhuận sau thuế hợp nhất ở mức 383 tỷ đồng. Đây được xem là kết quả khả quan sau trong bối cảnh tập đoàn đã lỗ tới gần 3.800 tỷ đồng trong 2 quý trước đó.

HSG Doanh thu hợp nhất Hoa Sen đạt 6.981 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 904 tỷ đồng, giảm 37% so với một năm trước. lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 251 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh này đã cải thiện rất nhiều so với hai quý trước và cùng kỳ, cho thấy hiệu quả trong các chính sách điều hành của Hoa Sen.

NKG Doanh thu thuần đạt 4.375 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022. NKG lãi gộp 138 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp giảm xuống chỉ 3,15%. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, NKG báo lỗ sau thuế hơn 49 tỷ đồng, đây là quý lỗ thứ 3 liên tiếp của NKG.

TLH công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ về mức 1.432 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,3 tỷ đồng – giảm 93% YoY song cải thiện hơn mức lỗ 114 tỷ đồng của quý liền trước.

SMC doanh thu giảm quý thứ 4 liên tiếp về còn 3.887 tỷ đồng; lãi ròng ở mức 21 tỷ đồng – giảm 74% so với cùng kỳ năm trước.

TIS Ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2023 lao dốc mạnh với doanh thu thuần giảm 34% về mức 2.445 tỷ đồng và lỗ sau thuế 19,1 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 29 tỷ đồng. Đáng nói, đây đã là quý thua lỗ thứ 3 liên tiếp của doanh nghiệp này.

…………………………………………………

Kết quả kinh doanh nhóm bán lẻ dò đáy 

Trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy thoái, các doanh nghiệp ngành bán lẻ lớn sẽ có lợi thế củng cố thị phần, khả năng cạnh tranh lớn. Do đó trong giai đoạn hiện tại có thể có cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu ngành bán lẻ trong giai đoạn giá hấp dẫn trước khi chứng khoán ngành bán lẻ lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2023 sắp tới.

Động lực cho chứng khoán ngành bán lẻ tiếp theo chỉnh là là doanh thu bán lẻ hàng hóa tiêu dùng có xu hướng tăng trong quý 1/2023. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước đạt 501,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 5%). Với những số liệu khả quan này sẽ góp phân nâng đỡ cho nhóm ngành bán lẻ lấy lại đà tăng trưởng nhanh hơn.

MWG Trong kỳ, Công ty doanh thu đạt 27.105,8 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21,28 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% về còn 19,2%. Trong kỳ mặc dù đã tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng do lợi nhuận gộp lao dốc, điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 98,5%.

FRT Trong 3 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 7,753 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, chuỗi FPT Shop đóng góp 58% doanh thu, còn Long Châu chiếm phần còn lại. chi phí lãi vay tăng 84.3% so với cùng kỳ, lên 85 tỷ đồng, còn chi phí bán hàng cũng tăng mạnh 25% lên 913 tỷ đồng. Riêng chi phí quản lý giảm 30%. FRT Retail ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm hơn 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 165 tỷ đồng.

DGW Doanh thu Quý 1 của công ty chỉ đạt 3.960 tỷ đồng, giảm khaongr 44% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu chủ yếu đến từ mảng bán điện thoại di động với 1.899 tỷ đồng, mảng kinh doanh laptop và máy tính bảng mang về 1.094 tỷ đồng. Doanh thu giảm mạnh kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế ước tính trong Quý 1 năm 2023 cũng chỉ đạt 79 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.

MSN doanh thu thuần đạt 18.706 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi gộp ổn định ở mức hơn 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên doanh thu tài chính giảm mạnh 35% xuống mức 650 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh 53% lên gần 2.000 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 9% lên 3.316 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Masan chỉ còn 439 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái.

PNJ Doanh thu thuần PNJ đạt 9.753 tỷ đồng, giảm nhẹ so với nền cao kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn duy trì mức tăng trưởng, đạt 749 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ, phá vỡ kỷ lục của quý 1/2022, xác lập lên kỷ lục lợi nhuận mới.

…………………………………………………

Nhóm thủy sản suy giảm lợi nhuận do nhu cầu yếu 

Xuất khẩu vào nhiều thị trường lớn (bao gồm Châu Âu và Mỹ) kém đi trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chưa thực sự cải thiện cho dù quốc gia này đã mở cửa trở lại sau gần 3 năm áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để chặn dịch Covid-19. Ngoài ra, giá xuất khẩu giảm và giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng khiến biên EBIT của VHC và ANV thu hẹp đáng kể so với cùng kỳ.

Do vẫn còn 1 lượng hàng tồn kho nhất định nên giao dịch ở thị trường cá tra Trung Quốc tương đối “chậm” trong tháng 3. Trong tuần vừa qua (12-18/4/2023), xuất khẩu cá tra của Việt Nam đi Trung Quốc cải thiện so với tuần trước đó, tuy nhiên xuất đi thị trường Mỹ và EU giảm.

Không khá hơn nhóm cá tra, nhóm tôm đang gặp những khó khăn về nhu cầu trong quý I/2023

VHC Doanh thu và lợi nhuận đều “đi lùi” so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu quý 1 của “nữ hoàng cá tra” đạt 2.221 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm mạnh hơn giá vốn khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 51% xuống còn 384 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 23,8% xuống chỉ còn 12,8%. Kết quả Vĩnh Hoàn thu về gần 219 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1, giảm tới 60% so với cùng kỳ.

ANV Doanh thu thuần 1.155 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. giá vốn tăng 11%, từ 860 tỷ lên 952 tỷ đồng, trong đó giá vốn thành phẩm tăng 25% lên thành 946 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 43% về 203 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ghi 17,6%, thấp hơn 29,5% của quý I/2022. Doanh nghiệp thủy sản khép lại quý đầu năm với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 92,4 tỷ đồng, giảm 55% so với kết quả cùng kỳ năm trước.

FMC Ghi nhận 1.008 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 24% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 23% xuống 928 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Sao Ta tăng 17% so với cùng kỳ lên 49 tỷ đồng, theo đó lãi sau thuế chưa phân phối ở mức 680 tỷ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 13% kế hoạch lợi nhuận.

MPC Quý 1/2023 với doanh thu thuần 2.123 tỷ đồng – bằng 50% cùng kỳ năm 2022. Giá vốn bán hàng tăng cao khiến lợi nhuận giảm tới 75% về 123 tỷ; biên lãi gộp còn 5,8%. MPC báo lỗ sau thuế 98,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 91,2 tỷ. Lần gần nhất “vua tôm” báo lỗ đã từ quý 2/2016 với mức 910 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế đến cuối quý còn 991 tỷ.

…………………………………………………

Lợi nhuận nhóm điện đảo chiều trong quý 1/2023

Sau năm 2022 lãi lớn nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi, sang quý 1/2023, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp thủy điện đều tăng trưởng âm, thậm chí thua lỗ. Trong khi, nhóm nhiệt điện cũng không khá hơn là bao, dù năm 2023 được dự báo là năm thuận lợi hơn với nhóm này.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,3% trong quý 1, trong đó, nhiều nhóm ngành thâm dụng điện như thép giảm 2,4% so với cùng kỳ và xi măng giảm 9,6% trong bối cảnh hoạt động xây dựng giảm sút khi thị trường bất động sản nhà ở đóng băng cũng như những chậm trễ trong việc giải ngân đầu tư công.

Nhu cầu điện thấp, do đó đã ảnh hưởng lên mức giảm sản lượng của hầu hết các nguồn điện cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

ND2 Trong quý 1, doanh thu của Nedi 2 giảm hơn 56% so với quý 1/2022, còn gần 38 tỷ đồng, sau khi trừ đi giá vốn 31 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp còn vỏn vẹn 7 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Nedi 2 lỗ sau thuế 18,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 28,9 tỷ đồng.

HJS Doanh thu giảm 24%, xuống 28,6 tỷ đồng và LNST giảm gần 53%, còn 7,9 tỷ.

SVH Doanh thu quý 1 đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 18,3 tỷ đồng nhưng giá vốn tăng, cộng với chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi cùng kỳ (hơn 3,9 tỷ) đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến lãi sau thuế sụt giảm gần 22%, đạt gần 9 tỷ đồng.

HND Doanh thu thuần quý 1 đạt 2.571 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới hơn 98% trong doanh thu khiến lãi gộp chỉ còn 47,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số gần 321 tỷ đồng của quý 1/2022.

PPC Doanh thu thuần mặc dù tăng gần 22% so với cùng kỳ nhưng giá vốn cũng tăng hơn 24%, khiến lợi nhuận gộp giảm gần một nửa, còn 23,2 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm 40%, còn gần 41 tỷ. Sau khi trừ các chi phí, PPC lãi sau thuế quý 1 gần 40 tỷ, chỉ bằng một nửa so với quý 1/2022.

BTP Báo lãi sau thuế gần 14,6 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ sau thuế 12 tỷ đồng của cùng kỳ.

NT2 Ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.183 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.  Lãi sau thuế 234 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước.

POW Doanh thu thuần đạt 7.424 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng 12% lên hơn 6.745 tỷ đồng khiến biên lợi nhuận gộp giảm 9%. Sau khi khấu trừ các chi phí, PV Power báo lãi sau thuế đạt gần 650 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

…………… tiếp tục cập nhật .

You cannot copy content of this page