Chi phí bán hàng và quản lý – Báo cáo kết quả kinh doanh

Định nghĩa

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một khái niệm ban đầu được sử dụng trong kế toán để chỉ Chi phí Bán hàng và Quản lý. Đây là chi phí phi sản xuất chính được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả các chi phí phi sản xuất của một công ty trong bất kỳ giai đoạn nào.

Các chi phí đó là chi phí thuê nhà, quảng cáo, tiếp thị, kế toán, tiền lương, bảo hiểm …  Đôi khi, nó có thể bao gồm chi phí khấu hao, tùy thuộc vào các vấn đề liên quan.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là chi phí mà một doanh nghiệp phải chi trả để tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Điều này có thể bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng và phân phối, chi phí cho nhân viên bán hàng và các khoản chi phí khác liên quan đến việc bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là quá trình điều hành và quản lý tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm các hoạt động như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng và tiếp thị, quản lý rủi ro và phát triển chiến lược kinh doanh.

Các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp có thể bao gồm chi phí lương và trợ cấp cho nhân viên quản lý, chi phí cho phần mềm quản lý và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng và quản lý - Báo cáo kết quả kinh doanh

Đặc điểm 

Chi phí bán hàng và quản lý đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh lời và cách tính điểm hòa vốn của công ty – điểm mà doanh thu được tạo ra và chi phí phát sinh là bằng nhau.

Đây cũng là một trong những phần chi phí dễ điều chỉnh nhất khi muốn tăng lợi nhuận. Việc cắt giảm chi phí hoạt động, chẳng hạn như lương nhân viên không bán hàng, thường có thể được thực hiện nhanh chóng và không làm gián đoạn quá trình sản xuất hoặc bán hàng.

Chi phí bán hàng và quản lý cũng là một trong những loại chi phí đầu tiên các nhà quản lí tìm cách giảm dư thừa trong quá trình sáp nhập hoặc mua lại (M&A). Sau khi sáp nhập, có một số vị trí và nhân viên dư thừa. Khu vực này sẽ là một mục tiêu dễ dàng cho đội ngũ quản lí khi muốn tìm cách tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Ý nghĩa của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được coi là một phần quan trọng của việc đánh giá tình hình tài chính của một công ty.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư cần xem xét các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty để đảm bảo rằng công ty đang được quản lý hiệu quả và có khả năng tăng trưởng trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp thuần về thương mại chi phí bán hàng có thể cao hơn các doanh nghiệp chuyên về sản xuất và dịch vụ. Khoản mục này có thể chiếm tỷ trong từ 10 – 20% doanh thu. Và có thể biến động theo mùa vụ.

Ngược lại chi phí quản lý doanh nghiệp thưởng bị ảnh hưởng bởi quy mô. Doanh nghiệp có quy mô lớn thường có chi phí quản lý lớn hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn.

Tuy nhiên sẽ rất khó để áp đặt mẫu số chung về chi phí bán hàng và quản lý cho mỗi doanh nghiệp. Thường nhà đầu tư so sánh với con số trong quá khứ để biết được hiệu quả quản lý và bán hàng của doanh nghiệp.

 

 

 

You cannot copy content of this page