Nội dung
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo kỹ thuật mà các nhà giao dịch sử dụng để định lượng biến động giá trên biểu đồ.
Chỉ báo RSI được sử dụng để đo độ biến động và tốc độ di chuyển của giá theo một hướng trên biểu đồ. Chỉ số RSI nằm trên thang điểm từ 0 đến 100 nhưng hơn 90% chỉ số thường sẽ nằm trong phạm vi 30-70 trên hầu hết các biểu đồ.
Chỉ số RSI dưới 30 cho thấy cổ phiếu có khả năng bị bán quá mức và chỉ số RSI trên 70 cho thấy cổ phiếu đang bị mua quá mức. Quá bán báo hiệu đơn giản rằng giá có khả năng giảm quá sâu và quá nhanh trong khi quá mua báo hiệu giá đã tăng quá mạnh và quá nhanh.
Chỉ báo RSI chủ yếu được sử dụng như một tín hiệu đảo chiều ở các điểm cực trị của biểu đồ. Chỉ báo RSI thường được đặt trên biểu đồ bên dưới hành động giá để xem nó tương quan như thế nào với biến động giá. Cài đặt mặc định phổ biến trên biểu đồ cho chỉ báo RSI là 14 kỳ.
Tín hiệu mua ở chỉ báo RSI
Các tín hiệu mua RSI phổ biến là khi biểu đồ ghi chỉ số RSI nhỏ hơn 30. Giá tăng trở lại cao hơn sau khi chạm đến vùng RSI-30 hoặc giá giảm xuống dưới nhưng phá vỡ trở lại trên chỉ số RSI-30 trên biểu đồ.
Tất cả những tín hiệu này cho thấy rằng cổ phiếu có khả năng bị bán quá mức trong khung thời gian của nó và nhà giao dịch có thể kỳ vọng cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại và tăng giá trong ngắn hạn. Mua khi RSI nhúng xuống dưới 30 hiệu quả nhất trên các biểu đồ giá đang trong xu hướng tăng chính.
Trong xu hướng giảm mạnh, RSI có thể tiếp tục đi xuống thấp hơn. Việc giữ các vị thế mua khi chỉ số RSI nhỏ hơn 30 thường không có khả năng thành công cao vì thiếu lực cầu hỗ trợ khi giá bị quá bán.

Tín hiệu bán ở chỉ báo RSI
Các tín hiệu bán phổ biến là khi biểu đồ ghi chỉ số RSI lớn hơn 70, giá giảm trở lại thấp hơn sau khi chạm đến vùng RSI-70 hoặc giá tăng lên trên nhưng phá vỡ trở lại dưới chỉ số RSI-70 trên biểu đồ.
Tất cả những tín hiệu này cho thấy rằng cổ phiếu có khả năng bị mua quá mức trong khung thời gian của nó và nhà giao dịch có thể kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trở lại trong ngắn hạn.
Tín hiệu bán RSI có thể hiệu quả trên các biểu đồ sau xu hướng tăng dài hạn hoặc đợt phục hồi lớn đầu tiên trong xu hướng giảm.
Trong các xu hướng tăng mạnh chỉ báo RSI có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa, do đó khả năng thành công của việc giữ các vị thế bán khi RSI vượt 70 thường không cao vì lúc này lực mua đang rất mạnh.
Tóm lại, Vùng RSI > 70 thường là một nơi tốt để chốt lợi nhuận ở vị thế mua vì tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận không còn ủng hộ giá cao hơn nhiều trong ngắn hạn. Vùng RSI < 30 thường là cơ hội mua vì khả năng giảm xuống thấp hơn nhiều là rất nhỏ.
RSI ở giá trị 50 thì thế nào?
RSI-50 có thể báo hiệu rằng biến động giá đang bị giới hạn trong phạm vi hẹp và đang đi ngang, giá sẽ có ít động lượng theo cả hai hướng nếu giá trị RSI 50 duy trì.
RSI-50 cũng có thể được coi là mục tiêu lợi nhuận chung cho các vị thế mua được thực hiện tại vùng RSI < 30 hoặc mục tiêu mua lại sau khi đã bán ở vùng RSI > 70.
RSI duy trì > 50 cho thấy đà tăng của cổ phiếu vẫn được duy trì. Trong trường hợp đào chiều xu hướng giảm trước đó, RSI > 50 còn có thể được sử dụng như một tín hiệu xác nhận không phải Bull-trap.
Trong trường hợp RSI < 50 cho thấy lực bán khá mạnh, cổ phiếu vẫn duy trì xu hướng giảm. Trong trường hợp đảo chiều xu hướng tăng trước đó RSI < 50 còn được dùng như một tín hiệu xác nhận không phải Bear-trap.
Trên đây là chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI phổ biến nhất của các trader chuyên nghiệp. Ngoài ra khi sử dụng RSI, các bạn có thể sử dụng kèm với các tín hiệu kỹ thuật khác để nâng cao xác suất thành công.
Xem thêm:
Sử dụng phân kỳ dương RSI trong giao dịch cổ phiếu.
Sử dụng phân kỳ âm RSI trong giao dịch cổ phiếu