Cơ hội ngắn hạn: Cổ phiếu TIS (ngày 09/09/2024)

Sau khi bứt phá khỏi nền tích lũy dài hạn, TIS đã trải qua một đợt điều chỉnh ngắn và có dấu hiệu chuẩn bị bước vào đợt tăng giá thứ ba trong xu hướng ngắn hạn.

Đặc biệt, thanh khoản gần đây rất mạnh, điều này có thể tạo nền tảng vững chắc cho đà tăng giá của cổ phiếu trong thời gian tới.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua vào TIS ở vùng giá hiện tại (quanh 6.7) với kỳ vọng giá tăng đến MA 200 theo khung tuần (quanh 7.8) trong ngắn hạn.

Lưu ý: Xem xét bán nếu giá cổ phiếu không diễn biến như kỳ vọng.

Thông tin cập nhật

Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã TIS) lỗ sau thuế 95 triệu đồng trong quý II/2027, cải thiện hơn cùng kỳ năm ngoái lỗ 117 tỷ đồng. Doanh thu thuần của công ty đạt 3.071 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ, biên lãi gộp 3,1% cũng cải thiện so với cùng kỳ kinh doanh dưới giá vốn. Tuy nhiên do các loại chi phí vẫn cao nên công ty báo lỗ.

Tiêu thụ thép trong 7 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều khởi sắc. Theo VSA, sản lượng sản xuất thép nói chung đạt gần 17 triệu tấn (+9,4% so với cùng kỳ). Tiêu thụ thép (xuất khẩu + nội địa) đạt 16,75 triệu tấn (+14,3% so với cùng kỳ), trong đó, xuất khẩu đạt 4,9 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, theo số liệu của VSA, thép xây dựng là điểm sáng đầu tiên khi tăng trưởng tốt cả về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi tăng lần lượt khoảng 9%, 13% và 27% so với mức 7 tháng đầu năm 2023. Mảng tôn thép mạ cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh: sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lần lượt tăng trưởng 29%, 35% và 51% so với cùng kỳ năm trước. Thép cán nguội (CRC) cũng ghi nhận sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu 2024 với mức tăng khoảng 40% và 13%, trong khi sản lượng sản xuất giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, động lực tăng điểm của nhóm thép còn đến từ kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa phục hồi nửa cuối năm 2024.

You cannot copy content of this page