Cơ hội ngắn hạn: Cổ phiếu VIB (ngày 26/09/2024)

Cổ phiếu VIB vừa bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự trung hạn, với ba phiên gần đây ghi nhận thanh khoản tăng đột biến. Sau khi tăng hơn 5% chỉ trong T+3, áp lực chốt lời ngắn hạn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, triển vọng tăng của VIB trong thời gian tới vẫn rất tích cực khi một mô hình tăng giá hoàn hảo trong trung hạn có thể đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể xem xét gia tăng vị thế tại vùng giá hiện tại hoặc đợi mua quanh mức 18.5-19, với kỳ vọng giá sẽ sớm chinh phục đỉnh trung hạn ở ngưỡng 20.5

Lưu ý: Xem xét bán nếu giá cổ phiếu không diễn biến như kỳ vọng.

Thông tin cập nhật

Cụ thể, trong phiên 24/9, cổ phiếu VIB trở thành tâm điểm của thị trường, ngoài mức tăng vọt trong phiên ATC, đóng cửa tăng 3,2% lên 19.100 đồng/cp, khớp 19 triệu đơn vị, thì điểm đáng chú ý là khối ngoại bán thỏa thuận 148 triệu đơn vị, trị giá 2.664 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, cổ phiếu này cũng có giao dịch khớp lệnh đột biến với hơn 19,6 triệu đơn vị được sang tay.

Đáng chú ý, lượng cổ phiếu khối ngoại bán thoả thuận trên tương đương 4,97% vốn điều lệ của Ngân hàng VIB. Ước tính giá bán ra trung bình của khối ngoại là 18.580 đồng/cp VIB.

Theo quan sát, kể từ đầu tháng 7/2024, khối ngoại bắt đầu bán ra lượng lớn cổ phiếu VIB trong bối cảnh nhà băng này đã khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) ở mức 4,99% (148,7 triệu cổ phiếu).

Trước đó, room ngoại được Ngân hàng VIB giới hạn ở mức 20,5% (611 triệu cổ phiếu) và gần như luôn trong tình trạng kín room.

Cũng theo quy định của Ngân hàng VIB, cổ đông ngoại chiến lược là ngân hàng CBA không được tăng tỷ lệ sở hữu và chỉ được phép bán ra cổ phần cho đến khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này bằng hoặc nhỏ hơn 4,99%, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Như vậy, CBA chỉ có thể bán lại cổ phần tại Ngân hàng VIB cho các nhà đầu tư trong nước.

Tính đến ngày 31/7, CBA là cổ đông ngoại lớn nhất tại Ngân hàng VIB với tỷ lệ chi phối là 19,84%, tương đương 591 triệu cổ phần (sau khi tăng vốn). Lượng cổ phiếu VIB thuộc sở hữu của CBA chiếm khoảng 97% lượng cổ phiếu VIB do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.

Đặc biệt, trong phiên 24/9, khối lượng mua vào đối ứng của khối ngoại bằng 0, nên 148 triệu cổ phiếu VIB được bán thoả thuận trong phiên này là cho nhà đầu tư trong nước. Do đó, khả năng cao CBA là cổ đông ngoại bán ra phần lớn hoặc toàn bộ số cổ phiếu VIB.

————————————————————————

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:  Cơ hội ngắn hạn 

You cannot copy content of this page