Ngày bùng nổ theo đà là gì? (“Follow Through Day”- FTD)
Sự khởi đầu của một xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán thường rất khó xác định, nếu nhà đầu tư dựa vào tiêu đề của các bản tin khi các phóng viên tìm được điều gì đang diễn ra trên thị trường thì phần tốt nhất thường đã qua đi. Phương pháp xác định xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán dựa vào “ngày bùng nổ theo đà” đã được xác định bằng thu thập nghiên cứu lịch sử của William J. O’Niel.
Theo đó, trong một đợt hồi phục của thị trường ngày đầu tiên có giá đóng cửa cao hơn phiên trước đó. Không cần quan tâm đến khối lượng, điều quan trọng giá đóng cửa đã cao hơn giá đóng cửa phiên trước. Nỗi lực hồi phục được kéo dài sang phiên thứ 2 và thứ 3, mức thấp của phiên đầu tiên không bị phá vỡ.
Vào ngày thứ 4 hoặc muộn hơn trong một đợt hồi phục, ít nhất chỉ số thị trường phải tăng mạnh về giá và khối lượng so với những ngày trước đó, điều này khẳng định xu hướng tăng giá mới đang được hình thành.
” Ngày bùng nổ theo đà” về cơ bản cho các nhà đầu tư biết được khi nào nên bắt đầu mua lại cổ phiếu chất lượng khi họ đã thoát ra khỏi thị trường trong quá khứ. Hơn năm thập kỷ từ khi theo dõi tín hiệu này người sáng lập William J. O’Niel nói rằng ông chưa bao giờ thấy một thị trường tăng giá nào bắt đầu bằng việc chỉ ngồi theo dõi.
Nên làm gì khi xuất hiện ngày bùng nổ theo đà?
“Ngày bùng nổ theo đà” chỉ là điều kiện cần để thị trường tăng điểm. Các cổ phiếu thoả mãn tiêu chí về nền tảng cơ bản, tăng trưởng doanh số, thoát ra khỏi nền giá hiện tại sau ngày thị trường chung xuất hiện FTD mới chính là những yếu tố đủ để chúng ta có thể cân nhắc giải ngân.
Như vậy, ngày bùng nổ theo đà không phải là ngày thần thánh, việc xuống tiền từ thời điểm này nếu không tuân thủ các nguyên tắc về an toàn, phòng thủ và khôn ngoan thì hoàn toàn có thể dẫn tới việc bị mắc kẹt, chôn vốn và thậm chí lỗ lã.