Những kiểu tâm lý sai lầm nhà đầu tư thường mắc phải và cách kiểm soát (p1)

Chúng ta đều biết tâm lý đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán, nó quyết định phần lớn khả năng chiến thắng thị trường của nhà đầu tư. Có rất nhiều kiểu tâm lý trong đầu tư, tuy nhiên dưới đây là những kiểu tâm lý sai lầm nhất mà nhà đầu tư thường mắc phải:

1. Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn

Trạng thái tâm lý này thể hiện sự tương đồng trong tư duy của một nhóm các NĐT dẫn đến những hành động và quyết định theo đám đông. Tâm lý bầy đàn sẽ tác động đến dòng suy nghĩ của NĐT, theo đó họ có thể chấp nhận mua cổ phiếu giá cao hơn vì tin rằng sẽ có người chấp nhận mua lại mới mức giá cao hơn nữa.

Tuy nhiên, việc một đám đông cùng mua vào một cổ phiếu sẽ làm cho giá cổ phiếu cao hơn mức giá thực, làm ảnh hưởng cung cầu thị trường. Ngược lại, NĐT khi lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ cùng nhau bán tháo để cắt lỗ.

Nguyên nhân của tâm lý bầy đàn là do NĐT thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt đầy đủ thông tin, thiếu sự phân tích và nghiên cứu thị trường….

Để hạn chế tình trạng này, NĐT cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ, không ngừng cập nhật tin tức, thông tin chuyên sâu từ các nguồn tin chính thống để tránh chịu ảnh hưởng từ đám đông.

Tâm lý đầu tư
Nguồn ảnh internet

2. Tâm lý quá tự tin

Đây là một trong những tâm lý khá phổ biến ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu của NĐT. Khi mang tâm lý này, NĐT thường có xu hướng tin rằng mình có kiến thức hơn người khác, hiểu rõ và có khả năng dự đoán thị trường cũng như lựa chọn cổ phiếu tốt trong quyết định mua bán. Tuy nhiên, đa phần những NĐT quá tự tin thường nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn thị trường.

Thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rất nhiều bất ngờ mà mọi NĐT đều có thể gặp phải trong quá trình giao dịch.

Vì vậy, ngoài việc liên tục cập nhật thông tin, nhận định thị trường, NĐT nên trao đổi thêm với các NĐT khác hoặc các chuyên gia để có các góc nhìn đa chiều về thị trường, từ đó có thể đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn.

3. Tâm lý tư duy chắp vá

Một loại tâm lý đầu tư chứng khoán khác cũng liên quan đến sự tự tin thái quá đó chính là tâm lý tư duy chắp vá. Tâm lý này có nghĩa là khi bạn đưa ra quyết định đầu tư ban đầu dựa theo những thông tin có sẵn, tuy nhiên sau đó bạn nhận được những thông tin khác và chúng có ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của bạn.

Nhưng thay vì phân tích những thông tin mới này thì bạn lại chú tâm đến việc chỉnh sửa lại những phân tích cũ. Điều này không giúp bạn nhìn nhận được một cách đầy đủ về các thông tin mới. Khi đó, bạn đang tư duy theo lối mòn và phân tích một cách chắp vá.

Tâm lý đầu tư
Nguồn ảnh internet

4. Tâm lý lạc quan quá mức

Tâm lý lạc quan quá mức xuất phát từ sự tự tin. Họ tự tin với các quyết định đầu tư của mình, có niềm tin trong tương lai rằng các quyết định sẽ tốt hơn thực tế diễn ra.

Điểm tích cực trong tâm lý này là khả năng kích thích đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra tác động tiêu cực trong trường hợp NĐT chấp nhận rủi ro và không biết điểm dừng dù đang thua lỗ, từ đó dẫn đến tâm lý bi quan quá mức.

5. Tâm lý sợ thua lỗ

Tâm lý sợ thua lỗ xảy đến khi NĐT đối mặt với rủi ro vì giữ lại những mã chứng khoán đang giảm giá và hy vọng sẽ tăng trở lại. Việc đưa ra quyết định đẩy NĐT ở trạng thái tâm lý lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm.

Yếu tố tâm lý này xuất phát từ việc thiếu tự tin vào bản thân, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý sợ thua lỗ sẽ khiến NĐT lưỡng lự và bỏ qua những thời điểm tốt để hành động.

——

Trên đây là 5 kiểu tâm lý đầu tư sai lầm phổ biến mà nhà đầu tư chứng khoán thường mắc phải. Tùy thuộc vào tính cách, kiến thức và sự am hiểu về thị trường mà mỗi NĐT đều chịu ảnh hưởng nhất định bởi một hình thái tâm lý nào đó.. Những yếu tố tâm lý này có thể tác động mạnh đến những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân.

Vì vậy, để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, điều quan trọng chính là hạn chế tối đa các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư.

Xem thêm: Những kiểu tâm lý sai lầm nhà đầu tư thường mắc phải và cách kiểm soát (p2)

You cannot copy content of this page