Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 7/12/2024 đạt 12.5%
Cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 (+9% YTD). Điều này cho thấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho năm 2024 đang đi đúng hướng.
Động lực tăng trưởng tín dụng:
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, đến nay, có thể thấy, nền kinh tế đã và đang có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đó là xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp nhìn chung đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh như giai đoạn trước đại dịch, môi trường đầu tư chung đã có thuận lợi…
Thêm vào đó là sự điều hành tích cực và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ kinh tế ngành đến kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ… Điều này đã giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn.
Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy bởi cho vay doanh nghiệp (liên quan đến sản xuất và bất động sản).
Sự phục hồi của các đơn đặt hàng xuất khẩu và tồn kho thấp từ cuối Q1/2024 đã chuyển thành nhu cầu vay vốn tăng lên.
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay vào ngành bất động sản, dù có nhiều rủi ro.
Tăng trưởng tín dụng bán lẻ chậm lại: Chỉ đạt 4.9% YTD (tính đến tháng 6/2024), chậm hơn đáng kể so với tín dụng doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng vừa ban hành Thông tư 53/2024/TT-NHNN (Thông tư 53), có hiệu lực từ ngày 4/12/2024, quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, lũ lụt, và sạt lở tại 26 địa phương phía Bắc.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc cơ cấu số dư nợ gốc và lãi của các khoản vay phát sinh trước 7/9/2023 và có nghĩa vụ trả nợ từ 7/9/2024 đến 31/12/2025.
Điểm nổi bật:
Cơ cấu nợ được thực hiện đến hết năm 2025, không giới hạn số lần cơ cấu.
Thời hạn trả nợ cuối cùng không quá ngày 31/12/2027.
Hỗ trợ cả nợ quá hạn trên 10 ngày trong giai đoạn từ 7/9/2024 đến 10 ngày sau khi Thông tư có hiệu lực.
Ước tính ảnh hưởng: Tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi khoảng 190.000 tỷ đồng, so với 250.000 tỷ đồng nợ đã tái cơ cấu theo Thông tư 02 và Thông tư 06 vào tháng 8/2024.
Thông tư 53 được đánh giá là giải pháp kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất sau thiên tai.
(nguồn tổng hợp)