Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lý thuyết sóng Elliot (phần 3)

CÁC DẠNG CỦA MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH

Mô hình Zig-zag

Zig-Zag là mô hình hiệu chỉnh ba sóng, ngược với xu hướng chính, bị tách thành một chuỗi 5-3-5. Hình 1 cho thấy một sự hiệu chỉnh Zig-Zag của thị trường đầu cơ giá lên, trong khi hình 2 lại thể hiện cho sự hồi phục của thị trường đầu cơ giá xuống. Có thể thấy được sóng B rơi xuống một khoảng ngắn trong phạm vi đầu sóng A và sóng C và vượt lên khỏi đoạn cuối của sóng A.

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 1
                                                                      
MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 2
                                                                     

Một biến thể khác của hình Zig-Zag là Zig-Zag đôi trong hình 3. Biến thể này đôi khi lại xuất hiện trong những mô hình hiệu chỉnh lớn. Vì lý do này mà những mô hình Zig-Zag 5-3-5 thường lại xen kẽ với mô hình a-b-c.

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 3
                                                                  

Mô hình phẳng

Cách phân biệt được sự hiệu chỉnh mặt phẳng với mô hình hiệu chỉnh Zig-Zag là mặt phẳng luôn theo sau mô hình 3-3-5.

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 1
                                                                       
MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 2
                                                                        

Quan sát hình bên phải trong hình 1 và hình 2, sóng A là 3 chứ không phải 5. Nhìn chung thì hình mặt phẳng cho thấy tín hiệu củng cố hơn là hiệu chỉnh và biểu thị sự vững chắc của thị trường. Trong khi đó hình bên trái là ví dụ cho những hình mặt phẳng thông thường.

Chẳng hạn trong những thị trường giá tăng (hình 1) thì sóng B hồi phục lên trên đỉnh của sóng A để khẳng định sự vững chắc của thị trường. Sóng cuối cùng là sóng C kết thúc ngay tại hoặc chỉ ngay dưới đáy sóng A trong khi ở hình zic zắc thì sẽ rơi sâu xuống dưới điểm đó.

Hiệu chỉnh mặt phẳng có hai dạng biến thể bất quy tắcHình 3 và hình 4 bên dưới là dạng thứ nhất. Lưu ý là trong ví dụ về thị trường đầu cơ giá lên (Xem hình 3), đỉnh của sóng B cao hơn đỉnh sóng A và sóng C vượt khỏi phạm vi đáy của sóng A.

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 3
                                                                       
MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 4
                                                                      

Sẽ xuất hiện một dạng khác nữa khi sóng B đạt mức đỉnh của A nhưng sóng C lại rơi xuống bằng với đáy của A. Hiển nhiên là mô hình này mang ý nghĩ một thị trường tăng giá vững chắc hơn. Ta có thể xem ví dụ về biến thể này trong hình 5 và hình 6 bên dưới với thị trường đầu cơ giá lên và thị trường đầu cơ giá xuống.

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 5
                                                                          
MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Hình 6
                                                                          

Mô hình tam giác

Tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ tư và ngay trước vận động cuối cùng theo chiều hướng của xu hướng chính. (Chúng cũng xuất hiện tại sóng b trong mô hình hiệu chỉnh a-b-c.)

Vì nguyên nhân đó, trong một xu hướng tăng, chúng ta có thể nói rằng tam giác là biểu hiện của cả thị trường đầu cơ giá lên lẫn thị trường đầu cơ giá xuống.

Chúng được hiểu là tăng giá khi biểu thị sự hồi phục của xu hướng tăng. Ngược lại, ta hiểu rằng giảm giá nếu chúng thể hiện khả năng đạt đỉnh sau một sóng tăng

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOT ĐIỀU CHỈNH
Mẫu hình tam giác

Cách diễn giải của Elliott về tam giác

Tương tự như cách giải thích truyền thống trước đó, nhưng có độ chính xác cao hơn. Tam giác thường là một mô hình tiếp diễn và tam giác của Elliott là một mô hình củng cố không rõ xu hướng, có 5 sóng trong đó mỗi sóng gồm 3 sóng nhỏ.

Elliott chia thành 4 loại tam giác khác nhau – tăng, giảm, đối xứng và mở rộng. Hình minh họa trên thể hiện 4 dạng biến thể trong cả xu hướng tăng và giảm.

Lý thuyết sóng Elliott cũng cho rằng sóng thứ năm và sóng cuối cùng trong tam giác đôi khi lại phá vỡ đường xu hướng của chính nó, tạo ra một tín hiệu ngụy tạo trước khi thực sự bắt đầu một cú phá vỡ theo hướng ban đầu.

Cách đo lường sóng thứ năm và sóng cuối cùng của Elliott sau khi một tam giác hình thành về cơ bản là giống với cách sử dụng đồ thị kinh điển, đó là dự đoán thị trường sẽ biến động một khoảng tương ứng với phần rộng nhất của tam giác (chiều cao).

Ngoài ra cũng cần phải lưu ý thời gian hình thành nên đỉnh hoặc đáy cuối cùng. Theo Prechter thì đỉnh của tam giác (nơi hai đường xu hướng gặp nhau) thường đánh dấu thời điểm hình thành sóng thứ năm cuối cùng.

—-

Trên đây là những diễn giải cơ bản nhất về các mô hình sóng Elliot điều chỉnh, Nhadautu79 hy vọng các bạn có thể áp dụng được những kiến thức trên vào thực tế giao dịch để tránh được những sai lầm khi thực chiến.

Xem thêm: 

Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lý thuyết sóng Elliott (phần 1)

Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lý thuyết sóng Elliot (phần 2)

 

You cannot copy content of this page